Tôi bị tai nạn giao thông trên đường từ công ty về nhà và bị gãy xương hàm dưới 2 đoạn có phải nẹp xương hàm vậy khi nào bhxh sẽ giải quyết và giám định thương tật ạ
- Về chế độ ốm đau Điều 25 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động (TNLĐ) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị ốm đau theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, gồm: - Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện. - Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ. - Về chế độ TNLĐ Điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định: Người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian, tuyến đường hợp lý và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Điều 57 Luật An toàn vệ sinh, lao động quy định hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ gồm: Sổ BHXH; Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ (Mẫu 05A-HSB). Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK. Khoản 6 Điều 38 Luật An toàn về sinh lao động quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị TNLĐ, BNN: Giới thiệu để người lao động bị TNLĐ, BNN được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật. Việc xác định người lao động bị tai nạn có phải là TNLĐ hay không thuộc trách nhiệm của đoàn điều tra TNLĐ. Trường hợp của Bạn bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về, nếu được xác định là TNLĐ thì đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho Bạn, giới thiệu Bạn đi giám định y khoa và lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ gửi đến cơ quan BHXH. Trường hợp Bạn được xác định là TNLĐ thì không được giải quyết chế độ ốm đau trong thời gian điều trị TNLĐ theo quy định nêu trên. Trường hợp của Bạn nếu không được xác định là TNLĐ và Bạn phải nghỉ việc để điều trị và có đủ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo quy định nêu trên thì Bạn được hưởng chế độ ốm đau trong những ngày điều trị theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Đề nghị Bạn căn cứ các quy định nêu trên để xác định chế độ Bạn được hưởng, chuẩn bị hồ sơ nộp cho người sử dụng lao động và đề nghị Công ty hoàn thiện hồ sơ gửi đến cơ quan BHXH để cơ quan BHXH có căn cứ giải quyết chế độ BHXH cho Bạn
Chi tiết >>
1551539 lượt xem
1283988 lượt xem
724652 lượt xem
625156 lượt xem
559034 lượt xem
494029 lượt xem
475657 lượt xem