Em làm giáo viên mầm non. Tháng 12 vừa rồi em bị tai nạn giao thông và gãy cổ tay phải. Em phải bó bột 6 tuần tại bệnh viện theo bảo hiểm xã hội của nơi làm viện sau đó được về và tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Hiện tại sau 6 tuần em vẫn bị đau và sưng tấy em đã đi khám ở bệnh viện tuyến cao hơn và chuyên khoa xương thì chỉ định phải nghỉ thêm 1 tháng vì phù nề. Em đã gửi giấy tờ cho bên bhxh của công ty. Cho em hỏi khi nghỉ việc do tai nạn giao thông khi đến tuyến đường đi làm thì em được hưởng bn % hỗ trợ người lao động, có phải tự đóng bù 3 tháng bảo hiểm khi mất khả năng lao động không và nếu có phải đóng bao nhiêu khi người lao động không thể lao động kiếm tiền. Và gãy cổ tay phải là bao nhiêu % thương tật. Em đã đóng bảo hiểm đc hơn 1 năm rồi.
1. Về giải quyết hưởng chế độ TNLĐ: Điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định điều kiện hưởng chế độ TNLĐ là: - Bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc trường hợp nêu trên. Trường hợp của Bạn nếu bị tai nạn trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc được đoàn điều tra TNLĐ có thẩm quyền kết luận là TNLĐ và được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì Bạn được hưởng chế độ TNLĐ. Mức hưởng chế độ TNLĐ phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH, tiền lương tháng đóng BHXH, mức suy giảm khả năng lao động và thời điểm bị TNLĐ, do Bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên BHXH Việt Nam không đủ căn cứ để trả lời Bạn cụ thể, đề nghị Bạn liên hệ đến cơ quan BHXH nơi Bạn cư trú và cung cấp hồ sơ để được giải đáp cụ thể nội dung này. 2. Về đóng BHXH trong thời gian điều trị thương tật: Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị cho người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý. Do đó, trường hợp Bạn bị TNLĐ do tai nạn giao thông trên đường đi và về và người sử dụng lao động không chi trả tiền lương và không đóng BHXH đối với thời gian Bạn nghỉ việc điều trị thương tật thì thời gian này không được tính để hưởng BHXH và Bạn không được tự đóng BHXH cho thời gian này. 3. Về tỷ lệ % thương tật do TNLĐ Việc xác định tỷ lệ % thương tật do TNLĐ được thực hiện bởi Hội đồng giám định y khoa sau khi tiến hành khám và kết luận trên cơ sở thương tật do TNLĐ gây nên, không thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.
Chi tiết >>
1551501 lượt xem
1283965 lượt xem
724645 lượt xem
625125 lượt xem
559020 lượt xem
494027 lượt xem
475644 lượt xem