• HỎI ĐÁP
Người gửi:
michuz25414@gmail.com
Ngày gửi:
16/03/2020
Lĩnh vực:
Câu hỏi thường gặp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin cho tôi hỏi nhắn tin tra thông tin đóng bhxh bắt buộc - Dòng 1 (kết quả): thời gian tham gia đóng BHXH là 6 năm... - Dòng 2: thời gian tham gia BHTN >>(viết tắt là nghĩa gì ạ) cho hỏi phải bảo hiểm tai nạn không ạ? Và nếu BHXH bắt buộc giả sử tham gia đóng 6 năm thì BHTN? phải tương đồng 6 năm hay 1 tháng? cùng đóng giữa tham gia đóng của người sử dụng lao động và người lao động phải không? - Khi tại nơi làm việc có người lao động đột tử (xác nhận hoàn cảnh nhân thân) có cần phải có sự có mặt để đối chiếu giữa 3 bên gồm công ty; thân nhân người chết và cơ quan BHXH (làm chứng) để sau này không tranh chấp? - Công ty được phép ký xác nhận hoàn cảnh thân nhân trước rồi giao lại giấy cho thân nhân điền vào và hẹn đến ngày giờ hẹn mang thẻ căn cước theo đến cơ quan BHXH sẽ nhận được tiền. Vậy công ty làm vậy có đúng quy trình theo luật quy định không? Nếu không thì sai ở chi tiết nào?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
21/03/2020
File đính kèm:
Câu trả lời:

BHXH Việt Nam xin trả lời các nội dung thuộc trách nhiệm tổ chức, thực hiện của cơ quan BHXH:

1. Thông tin “thời gian tham gia BHTN là…” ghi trên sổ BHXH thì “BHTN” ở đây được hiểu là “BH thất nghiệp”.

Theo quy định của Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BH thất nghiệp và không được tính là thời gian tham gia BH thất nghiệp, trong khi theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014, thì thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH nhưng được tính là thời gian tham gia BHXH (khi người lao động chưa chấm đứt HĐLĐ). Ngoài ra, quy định về đối tượng tham gia BHXH và BH thất nghiệp không đồng nhất. Do đó, đối với một số trường hợp thì tổng thời gian đã đóng BHXH và BH thất nghiệp trong một khoảng thời gian có thể không bằng nhau.

2. Về chế độ tử tuất:

Đối với trường hợp người lao động đang tham gia BHXH bị chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng theo quy định Điều 66 Luật BHXH, và thân nhân của người lao động được hưởng tiền tuất hằng tháng hoặc một lần theo quy định tại các Điều 67 và Điều 69 Luật BHXH. Do thông tin bạn cung cấp không rõ tổng thời gian người lao động đã đóng BHXH nên chưa thể trả lời cụ thể thân nhân được giải quyết hưởng tiền tuất hàng tháng hay một lần.

Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH thì thân nhân của người lao động sẽ nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi người lao động làm việc trước khi chết. Sau đó, người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật BHXH, hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng BHXH bị chết gồm các giấy tờ sau:

- Sổ BHXH;

- Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần.

  • CÂU HỎI LIÊN QUAN