• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn thị bích tuyền
Email:
Ntbtuyen223@gmail.com
Ngày gửi:
07/03/2022
Lĩnh vực:
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tai nạn lao động do bị tai nạn giao thông trên đường từ nhà đến cơ quan trong khoảng thời gian 6h50 do sụp ổ gà tự ngã có được hưởng chế đọ không và nếu có thìcần những gì? Khi tôi bị tai nạn trên đường không có Biên bản điều tra TNGT hoặc BB khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn. Trong trường hợp này tôi chỉ xin được giấy xác nhận bị tai nạn của công an xã nơi xảy ra tai nạn tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Nếu cơ quan bảo hiểm hiện tại tôi tham gia BHXH không chấp nhận hồ sơ của tôi do không có Biên bản điều tra TNGT hoặc BB khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn mà tôi chỉ có giấy xác nhận bị tai nạn của công an xã nơi xảy ra tai nạn là đúng hay sai? Và tôi phải làm gì khi cơ quan BHXH từ chối hồ sơ? Rất mong nhận được câu trả lời của quý cơ quan.

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
18/03/2022
File đính kèm:
Câu trả lời:

Điểm c khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định: Người
lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở
đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến
đường hợp lý thì được hưởng chế độ TNLĐ.
Khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định trường hợp tai
nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;
b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;
c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này
thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn
nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao
động.
Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai
nạn lao động như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao
động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám
định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (Mẫu số 05A-HSB
ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH
Việt Nam).
Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về giải quyết hưởng chế
độ bảo hiểm tai nạn lao động như sau:
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã
hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối chiếu quy định nêu trên, văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công
an cấp xã là thành phần hồ sơ được làm căn cứ để đoàn điều tra xem xét, kết luận
vụ tai nạn lao động theo quy định, không thuộc thành phần hồ sơ đề nghị giải
quyết hưởng chế độ tai nạn lao động nộp cho cơ quan BHXH.
Trường hợp Bạn bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về, nếu được Đoàn
điều tra TNLĐ kết luận là TNLĐ và được Hội đồng giám định y khoa kết luận
suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì bạn của Bạn đủ điều kiện hưởng chế
độ TNLĐ theo quy định nêu trên.
BHXH Việt Nam cung cấp thông tin quy định về chế độ TNLĐ, BNN để
Bạn đọc tham khảo.