• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Trương Thảo Nhi
Ngày gửi:
15/07/2021
Lĩnh vực:
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Đơn vị của em có mã số TA0108A có người lao động mã số 6416009555 trong quá trình làm việc bị tai nạn về mắt có đi khám ở bệnh viện hoàng anh gia lai thì có được hưởng chế độ bhxh không, nếu có thì phải cần chuẩn bị những giấy tờ gì. Sđt liên hệ em: 0773509865. Em cảm ơn.

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt nam trả lời
Ngày trả lời:
29/07/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo Điều 43 Luật BHXH năm 2014, người lao động được hưởng chế độ
tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc
theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại
khoản 1 Điều này.
Để được giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động chuẩn
bị hồ sơ theo Điều 104 Luật BHXH năm 2014 nộp cơ quan BHXH, bao gồm:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông
được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông
hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao
thông.
3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng
giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Nếu không được xác định là tai nạn lao động, thì người lao động này
được hưởng chế độ ốm đau, theo khoản 1 Điều 26 Luật BHXH năm 2014, thời
gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy
định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm
việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định
như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã
đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới
30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ
0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ
30 năm trở lên.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 100 Luật BHXH năm
2014 bao gồm:
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con
của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của
người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo
hiểm xã hội.
- Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh,
chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng
bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh ở nước ngoài cấp.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử
dụng lao động lập.
BHXH Việt Nam thông tin để Bạn được biết.