• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Trịnh Công Thức
Ngày gửi:
04/07/2021
Lĩnh vực:
Hưu trí, tử tuất
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Trước đây tôi biết có chế độ chính sách của Nhà nước áp dụng đối với sỹ quan chuyển ngành sau khi nghỉ hưu là có tính cộng thêm mức thâm niên thời gian phục vụ trong quân đội của sỹ quan được tính cộng thêm vào mức lương bình quân đóng BHXH để làm có sở tính mức lương hưu tháng và tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu; dựa trên nội dung các văn bản Nghị định Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 và Thông tư số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30 tháng 06 năm 2016. Cho tôi hỏi các văn bản này còn hiệu lực áp dụng hay không cho đối tượng sỹ quan phục vụ trong quân đội trên 5 năm chuyển ngành và có tổng thời gian đóng BHXH trên 37 năm khi nghỉ hưu đủ điều kiện nêu trong 2 văn bản này và nghỉ hưu từ năm 2021 ?

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
09/07/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Hiện nay, việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động là quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân căn cứ theo quy định chi tiết tại Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân và Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH và Nghị định số 33/2016/NĐCP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về BHXH bắt buộc đối với quân 5 nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân. Theo đó, tại khoản 4 Điều 18 Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLTBQP-BCA-BLĐTBXH quy định, người lao động quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP đã chuyển sang ngạch công nhân, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc chuyển ngành đi học hoặc chuyển sang doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau: a. Trường hợp người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu. b. Trường hợp người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Thời gian được tính thâm niên nghề làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính hưởng lương hưu là tổng thời gian làm việc trong các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (có đóng BHXH); nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian làm việc được tính hưởng nhiều loại thâm niên nghề cùng một lúc thì chỉ được tính hưởng một loại thâm niên nghề. c. Trường hợp người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề, sau đó lại chuyển sang các ngành được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề, hoặc ngược lại thì căn cứ vào ngành nghề mà quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác cuối cùng trước khi nghỉ hưu (ngành nghề có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hoặc ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề) để tính mức lương hưu theo điểm a hoặc điểm b nêu trên. d. Trường hợp người lao động đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo điểm a hoặc điểm b nêu trên thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu. BHXH Việt Nam cung cấp thông tin để Bạn nắm được và xác định với trường hợp của mình.