Tôi sinh năm 1977, Thiếu tá Sỹ quan công tác trong quân đội đến năm 2018 (trần quan hàm theo chức vụ tại thời điểm đó cao nhất cũng chỉ lên được Trung tá) thì bị Tòa án xử phạt 2 năm tù do gây tai nạn giao thông. Năm 2020, tôi chấp hành xong bản án về địa phương. Tại thời điểm bị bắt đi chấp hành án phạt tù tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 18 năm (trong thời gian chấp hành án từ 2018 đến 2020 tôi không đóng tiếp). BHXH cho tôi hỏi: Nếu bây giờ tôi đóng tiếp 2 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện (vì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) cho đủ 20 năm thì tuổi nghỉ hưu của tôi sẽ được tính là 48 (theo điều 13 Luật Sĩ quan quân đội nhân Việt Nam) hay phải đủ 60 tuổi 3 tháng (Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường và khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động). Tức là đến năm bao nhiêu tôi tôi mới được nhận lương hưu? Trân trọng cảm ơn!
Trường hợp Bạn sinh năm 1977, có 18 năm đóng BHXH bắt buộc, nếu Bạn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm đóng BHXH thì tuổi nghỉ hưu của Bạn áp dụng theo quy định tại Điều 169, Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ; theo đó kể từ ngày 01/01/2021 tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035. Để biết chính xác thời điểm hưởng lương hưu đối với Bạn phải căn cứ vào thời điểm sinh của Bạn, vì vậy Bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và đối chiếu ngày tháng năm sinh của Bạn với Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Chi tiết >>
1509797 lượt xem
1265312 lượt xem
719535 lượt xem
604313 lượt xem
548724 lượt xem
490899 lượt xem
462097 lượt xem