• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Trương Thị Bảo Yến
Ngày gửi:
08/05/2021
Lĩnh vực:
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi là lao động nữ, vào lúc 7h55 ngày 1/4/2021 khi tôi đang trên đường từ nơi ở đến công ty làm việc tôi gặp tai nạn giao thông, hiện tại tôi đã được điều trị y khoa, và được bác sĩ viết giấy nghỉ do ốm đau được hưởng chế độ BHXH. Tôi tham gia BHXH từ 5/2020 đến nay nhưng hiện tại công ty tôi đang làm nợ BHXH trong giai đoạn đó và giờ công ty không giải quyết các vấn đề sau cho tôi: chi phí chữa trị sau BHYT, hoãn HĐLĐ, hoãn đóng BHXH, BHTN, giám định y khoa, thực thiện các giấy tờ liên quan đến TNLĐ của tôi. Ngoài ra công ty còn thông báo tôi sẽ không được hưởng chế độ thai sản, tôi gặp tai nạn khi ở tháng thứ 3 thai kì, dự sinh của tôi là tháng 10/2021. Vậy hiện tại tôi phải làm sao để mình được hưởng các chế độ của BHXH và trong trường hợp này, tôi hay công ty tôi đang làm sai quy định? Tôi mong quý luật sư trả lời giúp tôi và hướng dẫn tôi cách để nhận được quyền lợi của mình! Tôi cảm ơn!

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
21/05/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Về chế độ tai nạn lao động (TNLĐ):
1.1. Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ
Điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động quy
định điều kiện hưởng chế độ TNLĐ là:
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm
việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc trường
hợp nêu trên.
Trường hợp của Bạn nếu bị tai nạn trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm
việc được đoàn điều tra TNLĐ có thẩm quyền kết luận là TNLĐ và được Hội
14
đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
thì Bạn được hưởng chế độ TNLĐ.
1.2. Về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động
bị TNLĐ:
- Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định: Người sử
dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ
sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động
làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
- Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc người sử dụng lao động
phải trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị cho người lao động bị tai
nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến
đường và thời gian hợp lý. Tuy nhiên, đối với người lao động được xác định là
TNLĐ trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì người sử dụng lao
động phải có trách nhiệm trợ cấp cho NLĐ, giới thiệu người lao động đi giám
định mức độ suy giảm khả năng nao động, lập hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ theo
quy định tại Điều 38, 39 Luật An toàn vệ sinh lao động.
2. Về chế độ thai sản:
Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện
hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ
06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ
đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để
dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì
phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
con.
Trường hợp của Bạn dự sinh vào tháng 10/2021 nếu trong thời gian 12
tháng trước khi sinh con (được xác định từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021)
nếu Bạn có từ đủ 06 tháng đóng BHXH trở lên (hoặc 03 tháng đóng BHXH trở
lên đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để
dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền) thì
Bạn đủ điều kiện giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
3. Về giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động tại đơn vị nợ
BHXH:
Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc
quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN bao
gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện
hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV để kịp thời giải quyết chế độ
BHXH, BHTN cho người lao động.
15
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân, Bạn đề nghị người sử
dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp đối với
Bạn theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP để cơ
quan BHXH kịp thời giải quyết chế độ BHXH đối với Bạn (trừ trường hợp Bạn
đã đủ điều kiện nêu tại điểm 2 nêu trên).
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không thực hiện đúng trách nhiệm
của mình đối với người lao động, Bạn có thể kiến nghị đến cơ quan BHXH nơi
đơn vị Bạn tham gia đóng; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
trên địa bàn hoặc khởi kiện Công ty ra Tòa án nhân dân dân cấp quận/huyện
nơi Công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết.