• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Quang Thắng
Email:
hd.quangthang@gmail.com
Ngày gửi:
14/03/2024
Lĩnh vực:
Hưu trí, tử tuất
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Cho tôi hỏi một người công tác trong ngành địa chất hơn 3 năm (1971 - 1974), sau đó chuyển ngành khác. Tính cả quy đổi công tác được hơn 22 năm (tính đến năm 1991). Nếu nghỉ hưu thì còn thiếu 2,5 năm công tác và thiếu 5 năm tuổi. Vậy nếu nghỉ hưu vào thời điểm đó có được không? Nếu được thì được hưởng bao nhiêu % lương đang hưởng? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
30/05/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo quy định tại Điều 1,2,3 Nghị định số 236-HĐBT ngày 08/9/1985 của Hội
đồng Bộ trưởng:
Điều 1.- Nam công nhân viên chức đủ 60 tuổi (nếu là quân nhân thì đủ 55 tuổi)
và có đủ 30 năm công tác, nữ công nhân, viên chức đủ 55 tuổi (nếu là quân nhân thì
đủ 50 tuổi) và có đủ 25 năm công tác thì được hưởng lương hưu.
Tùy theo điều kiện lao động và chiến đấu, thời gian công tác được quy đổi
theo hệ số; một năm công tác được tính là 1 năm, hoặc 1 năm 2 tháng, hoặc 1 năm 4
tháng, hoặc 1 năm 6 tháng.
Điều 2.- Công nhân, viên chức và quân nhân làm các nghề nặng nhọc, độc hại,
hoặc làm việc ở những vùng có nhiều khó khăn, gian khổ, hoặc vì bị thương, bị tai
nạn, ốm đau mà mất sức lao động, đã có đủ điều kiện về thời gian công tác, nhưng
chưa đủ điều kiện về tuổi đời thì cũng được hưởng lương hưu.
Điều 3.- Lương hưu hàng tháng đối với nam có đủ 30 năm công tác, đối với
nữ có đủ 25 năm công tác, được tính bằng 75% lương chính và phụ cấp thâm niên
(nếu có); ngoài ra thêm mỗi năm công tác được thêm 1%, tối đa không quá 95%
lương chính và phụ cấp thâm niên.
Theo quy định tại điểm 1,2 Mục I Phần A Thông tư số 48-TBXH ngày
30/9/1985 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/9/1985:
Tuổi nghỉ hưu của công nhân viên chức:
1. Trường hợp có đủ thời gian công tác quy định tại Điều 1 của Nghị định số
236-HĐBT, trong đó có đủ 15 năm làm công việc độc hại nặng nhọc, hoặc có đủ 15
năm làm việc ở vùng khó khăn gian khổ thì nam có thể được nghỉ hưu ở tuổi 55 và
nữ ở tuổi 50 (giảm 5 tuổi đời).
Nếu có đủ thời gian công tác, trong đó có đủ 20 năm làm công việc đặc biệt
độc hại, nặng nhọc hoặc có đủ 20 năm làm việc ở vùng có nhiều khó khăn, gian khổ
thì nam có thể được nghỉ hưu ở tuổi 50 và nữ ở tuổi 45 (giảm 10 tuổi đời).
Công việc độc hại nặng nhọc và công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc thực
hiện theo quy định của Bộ Lao động.
Vùng khó khăn, gian khổ là những vùng có phụ cấp khu vực 20%; vùng có
nhiều khó khăn, gian khổ là vùng có phụ cấp khu vực 25% hoặc có phụ cấp chiến
đấu từ 10% đến 20% theo các quy định ban hành kèm theo Nghị định số 235-HĐBT
ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương, hoặc ở các
đảo xa nói trong Thông tư số 16-TBXH của Bộ thương binh và xã hội ngày 14-5-
1981.
2. Nam và nữ công nhân, viên chức có đủ thời gian công tác nói tại Điều 1 của
Nghị định 236-HĐBT bị mất sức lao động từ 61% trở lên vì bị thương, bị tai nạn
hoặc vì ốm đau thì tuy chưa đủ điều kiện về tuổi đời cũng được nghỉ hưu.
Theo quy định tại điểm 1 Phần B Thông tư số 48-TBXH ngày 30/9/1985 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
1. Lương hưu hàng tháng:
Cơ sở để tính lương hưu hàng tháng là lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu
có), ở tháng cuối cùng trước khi về hưu.
a. Trường hợp do sức khoẻ giảm sút hoặc do yêu cầu công tác phải chuyển
sang làm công việc khác hưởng lương thấp hơn mức cũ thì được lấy mức lương cao
nhất đã hưởng trong vòng 10 năm trước khi nghỉ hưu (theo quy định của Điều lệ tạm
thời về chế độ bảo hiểm xã hội ban hành năm 1962),
b. Phụ cấp thâm niên gồm thâm niên đặc biệt và thâm niên vượt khung quy
định tại điểm 3, điểm 4 - Điều 5 - Nghị định số 235-HĐBT.
Những người khi về nghỉ hưu không có phụ cấp thâm niên, nhưng trước đó
trong quy trình công tác đã có thời kỳ làm việc trong một ngành nghề có quy định
được hưởng phụ cấp thâm niên, và bản thân đã có phụ cấp thâm niên, thì nay được
lấy phụ cấp thâm niên cũ đã hưởng chuyển đổi sang mức mới (giữ nguyên tỷ lệ đã
hưởng, còn lương thì chuyển đổi sang mức mới ở cùng thang bậc) và cộng với lương
chính hiện nay để làm cơ sở tính lương hưu.
Do Bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về ngày tháng năm sinh, giới tính,
diễn biến quá trình công tác nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể.
BHXH Việt Nam cung cấp quy định nêu trên để Bạn nắm được và đối chiếu với
trường hợp cụ thể của mình.