Bố tôi công tác trong xí nghiệp gạch. Đã nghỉ và hưởng trợ cấp 01 lần năm 1991, khi nghỉ ông công tác được 13 năm 5 tháng, nhưng khi nghỉ cơ quan ra quyết định chỉ trả trợ cấp 3 tháng lương. Vậy cơ quan trả như vậy có đúng không? Và thời điểm đó áp dụng văn bản nào để tính mức trợ cấp?
Theo quy định tại khoản III, mục A phần Trợ cấp đối với công nhân, viên chức nghỉ hưu vì mất sức lao động của Thông tư số 48-TBXH ngày 30/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 236-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 18/9/1985 thì: công nhân, viên chức vì mất sức lao động hoặc hết tuổi lao động được nghỉ việc nhưng chưa có đủ 15 năm công tác thì trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 236-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách về thương binh và xã hội và do quỹ BHXH đài thọ. Về cách tính trợ cấp: cứ mỗi năm công tác (tính theo hệ số) được trợ cấp bằng 01 tháng lương chính cộng với tất cả các khoản phụ cấp đang hưởng (nếu có) phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp khu vực (nếu có). Trường hợp thời gian công tác có tháng lẻ, thì từ 01 đến 6 tháng tính thêm ½ tháng lương; có từ 7 tháng đến tròn 12 tháng tính thêm 01 tháng lương chính và các khoản phụ cấp đang hưởng (nếu có).
Do không có hổ sơ để xác định cụ thể về thời gian công tác thực sự Bố của Bạn đã được tính để hưởng chế độ nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ trả lời cụ thể. Đề nghị Bạn cung cấp hồ sơ của Bố Bạn cho cơ quan BHXH để được xem xét và trả lời.
Chi tiết >>
1596025 lượt xem
1305841 lượt xem
730101 lượt xem
649251 lượt xem
571057 lượt xem
497276 lượt xem
489922 lượt xem