• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Trịnh Thị Thanh Huyền
Email:
ketoanhd9@gmail.com
Ngày gửi:
13/04/2023
Lĩnh vực:
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Khi tôi đang điều khiển xe từ nhà xe công ty ra cổng công ty do tránh xe khách hàng nên bị ngã, sau đó công ty có sơ cứu và đưa tôi nhập viện huyện, do ngã nhẹ và tại cổng công ty nên không có công an đến lập biên bản hiện trường. Vì bị ngã xe nên bệnh viện ghi hồ sơ tôi là TNGT, còn cơ quan tôi có lập biên bản điều tra tai nạn xác định tôi bị TNLĐ, có giới thiệu tôi đi giám định và bị suy giảm 31 phần trăm sức khỏe, khi tôi nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm thì bị từ chối do giấy ra viện của tôi ghi TNGT, yêu cầu tôi bổ sung hiện trường tai nạn từ công an. Tôi xin hỏi vậy là đúng hay sai, muốn thanh toán chế độ tôi cần bổ sung thêm gì

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
23/09/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động (hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2016) thì hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ đối với người bị TNLĐ,
gồm:
1. Sổ BHXH.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối
với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng
giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ.
Điều 23 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy
định: Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông (TNGT) khi đang thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi
4
từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn Điều tra TNLĐ tiến hành xác minh, lập biên
bản Điều tra TNLĐ căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:
1. Hồ sơ giải quyết TNGT của cơ quan cảnh sát giao thông;
2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai
nạn;
3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai
nạn.
Khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định điều
kiện hưởng chế độ TNLĐ là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi bị
tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi
ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019, BHXH Việt Nam đã
ban hành Mẫu số 05A-HSB (Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp TNLĐ, BNN),
trong đó trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì ghi thêm nội
dung vào cuối Điểm 1 của văn bản nội dung: (biên bản khám nghiệm hiện
trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn lập ngày ... tháng ... năm ... của ...).
Trường hợp vụ tai nạn không có Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ
hiện trường vụ tai nạn; Biên bản điều tra tai nạn giao thông thì phải ghi số, ngày
tháng năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị
trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của
người lao động.
Việc giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với người lao động căn cứ quy
định của chính sách và pháp luật về BHXH trên cơ sở hồ sơ do người sử dụng
lao động, người lao động cung cấp. Trường hợp không giải quyết thì cơ quan
BHXH có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Do Bạn không nêu rõ Bạn bị tai nạn vào thời điểm nào nên BHXH Việt
Nam chưa có căn cứ trả lời chính xác quy định của pháp luật áp dụng đối với
trường hợp của Bạn. BHXH Việt Nam xin thông tin quy định về điều kiện
hưởng chế độ TNLĐ và hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ của pháp luật hiện hành để
Bạn nắm được. Trường hợp cơ quan BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải
quyết hưởng chế độ TNLĐ của đơn vị Bạn có văn bản trả lời nêu lý do từ chối
mà không thỏa đáng, đề nghị Bạn gửi đến BHXH Việt Nam thông tin cụ thể về
đơn vị nơi Bạn đang làm việc khi bị tai nạn và cơ quan BHXH nơi tiếp nhận hồ
sơ để kiểm tra lại quá trình xử lý hồ sơ và có ý kiến trả lời cụ thể đảm bảo quyền
lợi đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật.