• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn văn thành
Email:
nguyenvanthanh26121971@gmail.com
Ngày gửi:
06/12/2022
Lĩnh vực:
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Năm 2003, tôi bị tai nạn gãy xương bánh chè với tỷ lệ 10 phần trăm, sau đó tôi được bảo hiểm tai nạn hẹn qua kí giấy nhận tiền rồi về và không có nhận thêm giấy tờ gì hết. Đến 12-7-2022, tôi bị tai nạn gãy xương mác phải nhập viện phẩu thuật kết hợp xương. Nay tôi làm thủ tục giám định đầy đủ, nhưng đến cơ sở bảo hiểm, họ bảo hồ sơ của tôi không có tờ quyết định hưởng bảo hiểm tai nạn năm 2003, vậy bây giờ tôi phải làm sao để có bản sao quyết định hưởng bảo hiểm 1 lần của năm 2003? Và nếu như không có thì từ nay về sau tôi bị tai nạn lao động sẽ không được bồi thường đúng không? Rất mong nhận được phản hồi sớm, tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
25/05/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

* Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định: Người lao động tham
gia bảo hiểm TNLĐ-BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau
đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu
cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao
động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao,
ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú,
đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo
yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy
quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về
nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại
khoản 1 Điều này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động. Người
lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
- Điều 8 Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định
hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng
hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội; bản sao hợp lệ hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp của lần điều trị nội trú sau cùng.
3. Biên bản điều tra tai nạn lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được
xác định hưởng chế độ tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc
biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự
quân đội đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm
2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động đối với trường hợp điều
trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức
suy giảm khả năng lao động.
5. Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội
đồng giám định y khoa; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
trước đã được giám định mức suy giảm khả năng lao động nhưng không đủ điều
kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao
động của lần giám định đó.
6. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
theo mẫu đối với lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng; trường hợp
lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đó nhưng chưa được giải quyết
chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi đã xảy ra tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp trước.
7. Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi,
chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng
cụ chỉnh hình (nếu có).
Do nội dung hỏi bạn không cung cấp đầy đủ về các thông tin nhân thân cụ
thể như họ tên, ngày tháng năm sinh, số sổ BHXH nên BHXH Việt Nam không
tra cứu được trường hợp của Bạn đã được giải quyết chế độ TNLĐ hay chưa?
BHXH Việt Nam cung cấp nội dung quy định của chính sách pháp luật về điều
kiện hưởng, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động để Bạn đối chiếu với trường hợp
cụ thể của bản thân.