Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với viên chức Ngành BHXH công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
20/07/2020 02:07 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Căn cứ Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, BHXH Việt Nam vừa có Công văn số 2284/BHXH-TCCB gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện quy định này với viên chức trong Ngành.
Cụ thể, phạm vi, đối tượng áp dụng là viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái, tiếp nhận, tuyển dụng, kể cả người tập sự, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tạm tuyển, hợp đồng lao động (gọi chung là viên chức) tại BHXH huyện nằm trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm: Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa; các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ảnh minh họa
Chế độ phụ cấp, trợ cấp bao gồm: Phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thanh toán tiền tàu xe quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 trong Nghị định số 76/2019/NĐ-CP.
Nguyên tắc áp dụng: Viên chức thuộc đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp, trợ cấp theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP tại Công văn này, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó. Nếu chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn, nghỉ hưu hoặc thôi việc thì thôi hưởng các chế độ, phụ cấp kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khỏi vùng đặc biệt khó khăn.
Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tính hưởng phụ cấp, trợ cấp là tổng thời gian làm việc có đóng BHXH bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ BHXH thì được cộng dồn), bao gồm: Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
Lưu ý, thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Công văn số 2284/BHXH-TCCB, gồm: Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên; thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH; thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.
Chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với viên chức quy định tại Công văn này được áp dụng kể từ ngày 01/12/2019.
Xem chi tiết Công văn số 2284/BHXH-TCCB tại đây.
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?