Công bố 03 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
23/02/2022 11:12 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 22/2, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có Văn bản số 730/TTKQH-TT gửi các cơ quan báo chí về việc công bố 03 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Cụ thể như sau:
Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)
1. Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH15 về kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Nghị quyết nêu rõ: Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) gồm 14 ông, bà:
Ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng ban thay ông Nguyễn Hạnh Phúc, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
Ông Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV, Phó Trưởng ban thay ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIV;
Ông (bà) Giám đốc Trung tâm Tin học, Ủy viên thường trực thay ông Lê Hoàng Hải, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV, nguyên Giám đốc Trung tâm Tin học;
Ông Nguyễn Duy Tiến, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Ủy viên thay bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật;
Bà Vũ Thị Bình Minh, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ủy viên thay ông Đinh Ngọc Quý, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội khóa XV, nguyên Vụ trưởng Vụ Xã hội;
Ông Tạ Lê Thanh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Kinh tế, Ủy viên thay ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế;
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, Ủy viên thay ông Hoàng Anh Công, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, nguyên Vụ trưởng Vụ Dân nguyện;
Bà Dương Thị Tình Thương, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công tác đại biểu, Ủy viên thay bà Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu;
Bà Phan Thị Thùy Linh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy viên thay bà Trần Thị Kim Nhung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp;
Ông Trịnh Ngọc Cường, Giám đốc Thư viện Quốc hội, Ủy viên thay bà Trịnh Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, nguyên Giám đốc Thư viện Quốc hội;
Bà Hoàng Thị Lan Nhung, Vụ trưởng Vụ Thông tin, Ủy viên thay ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV, nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin;
Ông Lê Quang Minh, Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Ủy viên thay ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam;Bổ sung ông Vũ Minh Đạo, Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục, Ủy viên;
Bổ sung ông (bà) Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách, Ủy viên. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/2/2022.
2. Nghị quyết số 15/2022/UBTVQH15 quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/02/2022. Ảnh minh họa: Doãn Tấn/TTXVN.
Nghị quyết quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (sau đây gọi tắt là “cơ quan, người có thẩm quyền”). Chuyên gia bao gồm: nguyên đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, người làm công tác quản lý, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở trong nước và ngoài nước; có điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này. Việc sử dụng chuyên gia phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, người có thẩm quyền và bảo đảm công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; Cơ quan, người có thẩm quyền tùy theo tính chất công việc được sử dụng chuyên gia làm việc theo hình thức thường xuyên hoặc theo từng nội dung công việc cụ thể vào thời gian nhất định, bảo đảm thiết thực, hiệu quả; Căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu công việc và lĩnh vực cụ thể, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định số lượng chuyên gia cần sử dụng. Theo Nghị quyết, chuyên gia có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực cần tham vấn; có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, tâm huyết, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức sâu rộng, có trí tuệ và uy tín trong công tác tham mưu, hoạch định chính sách, chiến lược. Có khả năng tham vấn thông thạo trong một số lĩnh vực cụ thể đã được thực tiễn khẳng định; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chuyên gia có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Nghiên cứu, cung cấp thông tin, hoàn chỉnh báo cáo, bài viết, bài nói, ý kiến bình luận, nhận xét, phát biểu, các ý kiến góp ý theo nhiệm vụ và lĩnh vực được giao; Tham vấn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng pháp luật; các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; các vấn đề được các cơ quan, người có thẩm quyền quan tâm trong hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh; giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Chuyên gia được mời tham dự các phiên họp: toàn thể Ủy ban, Thường trực Ủy ban mở rộng; phiên họp chuyên đề năm, các phiên họp khác của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội theo quyết định của cấp triệu tập hội nghị; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; được tham dự và thể hiện quan điểm, chính kiến trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, các phiên giải trình, các đoàn công tác, khảo sát, giám sát liên quan đến ngành, lĩnh vực phân công; được trả thù lao theo quy định; Chuyên gia có nghĩa vụ thực hiện các quy định về bảo mật thông tin và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan, người có thẩm quyền trực tiếp sử dụng giao. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày 16/2/2022.
3. Nghị quyết số 16/2022/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022
Bác sỹ Bệnh viện Quận 11 TP Hồ Chí Minh khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi. Ảnh minh họa: Đinh Hằng/TTXVN
Theo đó, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022). Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra dự án Luật như sau: Phân công Chính phủ trình; Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì thẩm tra; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội tham gia thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 17/2/2022.
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?