Ngành y tế Việt Nam nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân
12/09/2019 04:48 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Để bảo đảm sức khoẻ cho hơn 96 triệu dân, ngành y tế Việt Nam luôn lấy phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”, cung cấp dịch vụ an toàn, chất lượng và đạt sự hài lòng của người bệnh.
Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trương ương cho biết, trong những năm gần đây, Bộ Y tế Việt Nam đã thực hiện chương trình đổi mới ngành y tế với mục tiêu hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, trong đó cấu phần chất lượng dịch vụ y tế vô cùng quan trọng. Với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”, cung cấp dịch vụ an toàn, chất lượng và đạt sự hài lòng của người bệnh, ngành y tế đã xây dựng Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện như một công cụ để thúc đẩy các bệnh viện đạt chất lượng ngày càng tốt hơn.
Ngành y tế đã triển khai chương trình bệnh viện vệ tinh, nhằm chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới. Sau 5 năm thực hiện, đến nay đã xây dựng và hình thành được 23 bệnh viện hạt nhân, 138 bệnh viện vệ tinh; 10 chuyên khoa được đầu tư và ưu tiên phát triển là ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu, chống độc… Từng bước giảm được tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ của các bệnh viện tuyến dưới, củng cố lòng tin của người dân với hệ thống y tế cơ sở.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành y tế đã thiết lập Đường dây nóng để lắng nghe trực tiếp phản hồi của người bệnh về chất lượng dịch vụ; triển khai chương trình nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử cho nhân viên các bệnh viện; áp dụng bộ câu hỏi để khảo sát sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện, xây dựng bệnh viện xanh sạch đẹp, thay đổi trang phục của nhân viên y tế. Chỉ số hài lòng người bệnh tại các bệnh viện tăng lên mạnh, đạt 83% (theo kết quả đánh giá độc lập của Liên Hợp Quốc, do tổ chức PAPI thực hiện).
Hiện nay, tỷ lệ bao phủ BHYT của Việt Nam đạt 89%. Nhiều đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng thẻ BHYT như người nghèo, người cận nghèo. Gói quyền lợi BHYT tương đối rộng so với mức đóng, bao gồm cả chi trả thuốc, chi phí điều trị một số bệnh nặng, chi phí lớn như ung thư, ghép tạng.
Bên cạnh đó, ngành y tế tổ chức khám chữa bệnh theo yêu cầu trong bệnh viện nhằm huy động nguồn lực xã hội và đa dạng hoá mô hình cung cấp dịch vụ. Giá dịch vụ y tế được xây dựng và kiểm soát bởi Chính phủ và công khai tại tất cả các bệnh viện.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, là một nước có mức thu nhập trung bình, nguồn lực y tế còn nhiều hạn chế song Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân. Thời gian tới, ngành y tế Việt Nam tập trung giải quyết một số vấn đề như: Nâng cao chất lượng y tế cơ sở; xây dựng hệ thống kiểm định lâm sàng và tiến tới đánh giá chất lượng độc lập, công khai kết quả và gắn với chi trả BHYT…
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về y tế 4.0 và đầu tư vào các bệnh viện; các đề tài như các công nghệ mới nhất cho y tế, giảm chi phí và đưa ra giải pháp an toàn cho bệnh nhân…. Tại hội nghị cũng diễn ra Giải thưởng Quản lý Bệnh viện châu Á nhằm công nhận và vinh danh các bệnh viện tốt nhất ở châu Á - Thái Bình Dương./.
PV (t/h)
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?