Tình hình khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp vẫn còn diễn biến phức tạp
12/09/2019 02:57 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, chiều ngày 11/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thẩm tra báo cáo. Ảnh quochoi.vn
Thừa ủy quyền của Chính phủ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ trong năm qua đã tích cực chỉ đạo, thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả, nhất là việc thúc đẩy việc giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài. Hệ thống pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được hoàn thiện. Công tác tiếp công dân, việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đã được các cấp, các ngành quan tâm hơn, nhất là tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, vẫn còn địa phương, đơn vị chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo, nhất là của người đứng đầu theo quy định của Luật Tiếp công dân, hoặc ngại tiếp công dân nhất là các vụ việc phức tạp, khiếu nại đông người; vẫn còn địa phương, đơn vị (nhất là ở cấp cơ sở) chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo, nhất là của người đứng đầu theo quy định của Luật Tiếp công dân, hoặc ngại tiếp công dân nhất là các vụ việc phức tạp, khiếu nại đông người. Một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đạt thấp hơn so với mục tiêu đã đề ra.
Báo cáo về kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, năm 2019, tình hình khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp vẫn còn diễn biến phức tạp; mặc dù số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSND) và số lượng đơn do VKSND tiếp nhận có giảm so với năm 2018 nhưng tính chất phức tạp hơn; xuất hiện một số nội dung khiếu nại, tố cáo mới.
Hệ thống quy định, quy trình của VKSND về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tiếp tục được hoàn thiện và đã cơ bản đầy đủ, chặt chẽ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thực tiễn của VKSND các cấp. Tuy nhiên, một số vụ việc khiếu nại trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền của VKSND, quá trình giải quyết chưa đảm bảo thời hạn hoặc chưa thu thập, phân tích đầy đủ tài liệu, chứng cứ cho việc giải quyết, dẫn đến VKSND cấp trên phải hủy để giải quyết lại. Thực tế, có những trường hợp, do quá trình giải quyết kéo dài, khi kiểm tra lại không thu thập được dấu vết, vật chứng, gây khó khăn cho việc giải quyết.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh quochoi.vn
Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019 còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Tố cáo vẫn còn chậm; một số số liệu về các chỉ tiêu báo cáo do nhiều Bộ, ngành, địa phương vẫn chưa gửi về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp nên vẫn chưa toàn diện, còn thiếu nhiều.
Thẩm tra báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án nhân dân (TAND) và ngành Kiểm sát nhân dân (KSND), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, các báo cáo của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành TAND, ngành KSND năm 2019 cơ bản đã phản ánh đầy đủ tình hình khiếu nại, tố cáo; kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của TAND, VKSND các cấp; những nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại, tố cáo và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Tuy nhiên, Báo cáo của Chánh án TANDTC vẫn chưa tách số liệu các đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về từng lĩnh vực; chưa tách số liệu về đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền của TANDTC với đơn thuộc thẩm quyền của TAND cấp cao; chưa có nội dung đánh giá về tình hình xử lý đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước và Quốc hội chuyển đến. Trong báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC, nội dung đánh giá về nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cụ thể, chưa thật sát với thực tiễn công tác này; chưa phân tích làm rõ tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo ở từng cấp Viện kiểm sát để có căn cứ đánh giá chính xác kết quả và kiến nghị biện pháp khắc phục phù hợp với từng cấp Viện kiểm sát.
Do đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC chỉ đạo TAND các cấp, VKSND các cấp thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó chú trọng đến công tác nhân sự, quan tâm bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thảo luận tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ đánh giá các báo cáo được chuẩn bị tương đối đầy đủ, chỉ rõ những mặt được, mặt hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho ý kiến tại Phiên họp. Ảnh quochoi.vn
Phát biểu tại Phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyễn Nguyễn Thanh Hải đề nghị các địa phương sắp xếp lịch tiếp công dân không bị trùng với các lịch họp khác của lãnh đạo, như vậy việc tiếp công dân sẽ đảm bảo hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc phân loại các đơn thư cũng cần được thực hiện hiệu quả hơn, tránh tình trạng nhiều đơn thư của người dân là đơn khiếu nại, tố cáo nhưng bị phân sang loại kiến nghị phản ánh, không có thời hạn giải quyết, hoặc quy trình giải quyết sẽ khác đi. Người dân không được giải quyết khiếu nại sẽ khiếu nại vượt cấp. Do đó, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành nâng cao chất lượng phân loại đơn thư và giải quyết khiếu nại lần đầu để tránh khiếu nại nhiều lần và khiếu nại vượt cấp.
Đánh giá cao việc xử lý các khiếu nại hành chính của Chính phủ, các bộ, ngành trong thời gian qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Tổ công tác của Thủ tướng tiếp tục duy trì cách làm này để giải quyết các khiếu kiện hành chính đông người, dài ngày. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tổ chức đánh giá lại các khiếu kiện về đất đai, tìm rõ nguyên nhân để có cách xử lý hiệu quả; kết nối dữ liệu về tình hình giải quyết khiếu nại tố, cáo để các cơ quan đều nắm rõ, tạo thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Ủy ban Thường vụ đánh giá các về khiếu nại tố cáo của Chính phủ, ngành Tòa án và ngành Kiểm sát được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, phản ánh khách quan tình hình thực tiễn. Sau Phiên họp, đề nghị các cơ quan tiếp thu tối đa các ý kiến thảo luận, hoàn thiện báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để gửi tới các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới đây./.
PV (t/h)
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?