• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Trương Ái Phương
Ngày gửi:
31/03/2021
Lĩnh vực:
BHXH tự nguyên
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi sinh tháng 02/1966, từ tháng 12/1994 đến tháng 7/2005 tôi đóng "BHXH bắt buộc" (được 10 năm 8 tháng), sau đó tôi nghỉ việc và tiếp tục đóng "BHXH tự nguyện" từ tháng 4/2013 cho đến nay. Vậy cho tôi hỏi cách tính "mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH" để tính lương hưu sau này trong trường hợp tôi vừa đóng BHXH bắt buộc, vừa đóng BHXH tự nguyện như trên thì tính như thế nào. Cám ơn!

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
31/03/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện quy định mức bình quân tiền lương là thu nhập tháng đóng BHXH để tính lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức sau: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc x Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Trong đó: - Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội. - Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này. BHXH Việt Nam cung cấp quy định nêu trên để Bạn được biết đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình