Sau khi tốt nghiệp đại học, con trai tôi tham gia nghĩa vụ quân sự từ tháng 2/2014-7/2015. Từ tháng 1/2016 đến nay, làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước nhưng không cộng nối thời gian trong quân đội vào thời gian tính đóng BHXH do đã hưởng trợ cấp 1 lần khi xuất ngũ. Như vậy có đúng quy định không?
BHXH tỉnh Bình Thuận trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí". Do đó, trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự thì con trai ông thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Mức đóng đối với Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí thì đơn vị sử dụng lao động (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) có trách nhiệm đóng cho người lao động, cụ thể: Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Đóng 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Về chế độ hưởng BHXH, được áp dụng tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 95/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 27/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ. Theo đó, sau khi xuất ngũ mà được thanh toán tiền BHXH một lần thì khoảng thời gian đó không được cộng vào thời gian tham gia BHXH; Sau khi xuất ngũ mà không hưởng trợ cấp BHXH một lần thì thời gian đóng BHXH được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Như vậy, trường hợp con trai ông nếu đã hưởng trợ cấp BHXH 1 lần khi xuất ngũ thì thời gian đóng BHXH trong quân đội sẽ không được cộng nối với thời gian công tác sau này.
Chi tiết >>
1572883 lượt xem
1294242 lượt xem
727410 lượt xem
637179 lượt xem
565230 lượt xem
495649 lượt xem
482469 lượt xem