• HỎI ĐÁP
Người gửi:
daothanhhoa307@gmail.com
Email:
Ngày gửi:
03/04/2020
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Em là một cán bộ nhà nước đi làm và đóng BHXH liên tục từ năm 2015 đến nay. Theo quy định về mức lương hệ đại học sẽ nâng lương định kỳ 3 năm/lần. Ngày 01/6/2019 em được nâng lương định kỳ từ 2,34 lên 2,67. Nhưng do cơ quan thường làm quyết định nâng lương 6 tháng/lần nên tại thời điểm tháng 6 em chưa nhận quyết định. Đến ngày 01/7/2019 em sinh bé. Và em nhận thai sản bắt đầu từ tháng 8/2019 đến tháng 01/2020 theo hệ số 2,34. Sau khi em đi làm em được hưởng lương theo hệ số 2,67 và được biết vào tháng 6 và tháng 7/2019 em đóng BHXH theo hệ số mới 2,67. Vậy em có được nhận truy lĩnh tiền thai sản do chênh lệch hệ số không ạ. Và nếu được thì cần thủ tục gì để làm ạ?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
08/04/2020
File đính kèm:
Câu trả lời:

Mức hưởng chế độ thai sản một tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật BHXH và khoản 1 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày
29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.

Khoản 1 Điều 89 Luật BHXH quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Trường hợp của Bạn thời điểm được nâng lương trước thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (sinh con từ 01/7/2019, nâng lương từ ngày 01/6/2019). Do vậy, Bạn đề nghị đơn vị truy nộp BHXH phần chênh lệch tiền lương tăng thêm giữa bậc lương mới so với bậc lương cũ vào tháng 6/2019 và đề nghị cơ quan BHXH giải quyết chi trả phần chênh lệch trợ cấp thai sản cho Bạn do được tăng lương.