Thời gian gần đây tôi có nghe nói về vấn đề "Thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế". Cụ thể là đã thông tuyến huyện. Nhưng khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại 1 phòng khám tuyến huyện thẻ BHYT của tôi lại không được chấp nhận. Họ giải thích bệnh viện hạng 3 mới được thông tuyến; tôi không hiểu lắm. Mong được giải thích như thế nào là "Thông tuyến huyện trong khám chữa bệnh BHYT".
BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, từ ngày 1/1/2016, người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến tại Bệnh viện tuyến huyện được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng (Điểm c, Khoản 3, Điều 22).
Đồng thời, người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng (Khoản 4 Điều 22). Các đối tượng là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được áp dụng quy định nêu trên từ ngày 1/10/2015.
Chiếu theo quy định nêu trên thì khi người có thẻ BHYT đi KCB tại Bệnh viện tuyến huyện của bất kỳ địa phương nào trên cả nước đều được coi là đúng tuyến dù nơi đăng ký ban đầu của người đó ở đâu.
Còn trong địa bàn tỉnh thì chỉ thực hiện thông tuyến huyện. Điều này có nghĩa là: Nếu bạn đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện huyện hoặc Phòng khám đa khoa, hoặc trạm y tế cấp xã thì bạn cũng được đến KCB tại bất kỳ bệnh viện huyện, Phòng khám đa khoa, Trạm y tế xã nào trong địa bàn tỉnh đều được coi là đúng tuyến.
Chi tiết >>
1587569 lượt xem
1301394 lượt xem
729179 lượt xem
644409 lượt xem
569093 lượt xem
496710 lượt xem
487164 lượt xem