• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Yên Khang
Ngày gửi:
19/05/2020
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Trong đơn vị có người trong tháng có nhiều ngày nghỉ cả không lương và nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên, nên tháng đó không đóng BHXH và tháng sau trong danh mục báo giảm chỉ cho phép báo nghỉ không lương, khi thanh toán chế độ ngày nghỉ ốm, cơ quan BHXH không duyệt ngày nghỉ ốm vậy có trái với điểm c, khoản 2, điều 3 Thông tư 59 không. Vì theo TT59 thì ngày nghỉ ốm vẫn được trợ cấp.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
27/10/2020
File đính kèm:
Câu trả lời:

Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.

Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.

Trường hợp người lao động tại Công ty Bạn không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì Công ty Bạn thực hiện quy trình, thủ tục báo giảm theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 32 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Nếu trong tháng có thời gian nghỉ việc do ốm đau, thai sản.. cùng với nghỉ không hưởng lương thì khi thực hiện báo giảm Bạn thực hiện khai báo rõ khoảng thời gian nghỉ không lương trong tháng để cơ quan BHXH có căn cứ giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động theo đúng quy định.