• HỎI ĐÁP
Người gửi:
nguyenbichtram@anhminhtech.ocm.vn
Ngày gửi:
12/03/2020
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Công ty tôi có một người lao động bị tai nạn (không phải tai nạn lao động) phải nhập viện điều trị vào tháng 12/2019, nhưng trong giấy ra viện tổng cộng chỉ được nghỉ được 12 ngày trong tháng 12, nên phía Công ty đã báo giảm "nghỉ không lương" tháng 12/2019, vẫn sử dụng được thẻ BHYT của tháng 12. Tháng 01/2020 người lao động tiếp tục tham gia BHXH bình thường. Sang tháng 02/2020 người lao động nghỉ và công ty báo giảm hẳn BHXH, người lao động sử dụng được thẻ BHYT tháng 2. Đã chốt sổ. Sang tháng 03 thì người lao động gửi thêm một số giấy xác nhận nghỉ hưởng BHXH, trong đó tháng 12/2019 có nghỉ thêm được 06 ngày, vậy là tổng cộng tháng 12 người lao động được nghỉ 18 ngày hưởng BHXH. Vậy nếu giờ em muốn làm lại hồ sơ để người lao động có thể lấy được 18 ngày nghỉ hưởng BHXH của tháng 12/2019 thì có được không ạ? Nếu được thì em phải xử lý như thế nào ạ.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
18/03/2020
File đính kèm:
Câu trả lời:

Trường hợp người lao động thuộc Công ty bạn đang đóng BHXH bắt buộc đến tháng 11/2019, sang tháng 12/2019 người lao động đó bị tai nạn (không phải là tai nạn lao động hoặc không phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định) thì thời gian điều trị tai nạn được giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH.

Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động. Do đó, Công ty của Bạn báo giảm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động theo diện nghỉ không hưởng lương, không phải báo giảm do ốm đau nên sẽ không đủ căn cứ để giải quyết chế độ ốm đau. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Công ty bạn làm văn bản giải trình và lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động đó theo quy định tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH gửi cơ quan BHXH nơi Công ty đóng BHXH để được xem xét giải quyết.