• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Đức Thọ
Email:
nguyenductho84@gmail.com
Ngày gửi:
06/02/2020
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Cho em hỏi bên em có một trường hợp nhận con nuôi, bạn này nhận con từ bệnh viện phụ sản trung ương và đã ký thỏa thuận 2 bên bạn và người mẹ sinh đứa con sau này không đòi con, do vậy bệnh viện đã cấp giấy chứng sinh đứng tên bạn đó, sau đó bạn đã về ubnd xã làm giấy khai sinh đứng tên bạn đó. Vậy cho em hỏi tình huống này xử lý thế nào và bạn đó có được hưởng chế độ nhận con nuôi (thai sản) không vì bạn không sinh con, nhưng trên giấy chứng sinh, giấy khai sinh đứng tên bạn.

Trả lời bởi:
BHXH Việt Nam
Ngày trả lời:
22/02/2020
File đính kèm:
Câu trả lời:

Khoản 3 Điều 101 Luật BHXH quy định hồ sơ đối với trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Việc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cấp Giấy chứng sinh đối với người lao động tại đơn vị Bạn khi người lao động không sinh con là không đúng  quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế và Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh. Do đó, Giấy chứng sinh và Giấy khai sinh được cấp từ Giấy chứng sinh nêu trên không đủ căn cứ pháp lý về hồ sơ giải quyết chế độ thai sản. Bạn đề nghị người lao động thuộc đơn vị thực hiện các thủ tục về nhận nuôi con nuôi theo đúng quy định của pháp luật và nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 101 Luật BHXH.