• HỎI ĐÁP
Người gửi:
nguyễn Thị Trang
Email:
Trangnguyen5826@gmail.com
Ngày gửi:
07/10/2021
Lĩnh vực:
BH thất nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Thưa quý cơ quan, Chị tôi do bị bệnh thận mạn phải điều trị dài ngày nên đã thỏa thuận với công ty nghỉ không lương trong thời gian điều trị từ tháng 09.2020. Đến tháng 09.2021, do điều kiện sức khỏe không cho phép nên chị tôi đã xin nghỉ việc tại công ty . Như vậy, trường hợp chị tôi nghỉ không lương từ tháng 09.2020 đến tháng 09.2021 thì nghỉ việc, có đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không ? Nếu được hưởng thì mức hưởng và thủ tục như thế nào. Ngoài ra, chị tôi có thể được hưởng bảo hiểm ốm đau trong thời gian nghỉ điều trị bệnh. nhưng do bạn nhân viên bảo hiểm tại công ty không rõ thủ tục nên đã khai chị tôi là nghỉ không lương và không yêu cầu chị tôi xin giấy điều trị ngoại trú theo từng tháng điều trị. Đến tháng 04.2021, bên công ty có khai bổ sung điều chỉnh chị tôi từ nghỉ không lương thành nghỉ ốm đau. và chị tôi xin được xác nhận thời gian điều trị ngoại trú của bệnh viện điều trị cho những tháng trước đó. Tuy nhiên, bảo hiểm không giải quyết thủ tục hưởng cho chị tôi với lý do mẫu xác nhận điều trị ngoại trú không đúng ( bệnh viện sử dụng phần mềm điện tử nên không cấp ngược được thời gian trước mà chỉ làm mẫu riêng xác nhận thời gian điều trị). Như vậy, chị tôi có cách nào để được hưởng bảo hiểm ốm đau không ? Mong sớm nhận được câu trả lời từ quý cơ quan ! Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt nam trả lời
Ngày trả lời:
12/10/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Điều 49 Luật Việc làm quy định: Người lao động quy định tại khoản 1
Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất
nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường
hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng
làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ:
- 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng
lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác
định thời hạn
- 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng
lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc,;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo
hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp:
10
Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy
định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp
thất nghiệp (theo mẫu); Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong
các giấy tờ: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn
thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Thông báo hoặc
thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Sổ BHXH.
Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết mức hưởng trợ cấp
thất nghiệp như sau:
Mức hưởng trợ
cấp thất nghiệp
hằng tháng
=
Mức lương bình quân của
06 tháng liền kề có đóng
bảo hiểm thất nghiệp trước
khi thất nghiệp
x 60%
a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao
động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để
tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
b) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa
không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực
hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương
tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng
bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết
định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ
ốm đau đối với người lao động đang tham gia BHXH là: “Bị ốm đau, tai nạn mà
không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế”.
Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị ốm đau theo quy
định tại khoản 1 Điều 100 Luật BHXH năm 2014 gồm: Bản chính hoặc bản sao
giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động
điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Về các hồ sơ giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ ốm đau theo đúng mẫu,
thẩm quyền, nội dung quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày
11
29/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH, Luật An toàn vệ sinh
lao động thuộc lĩnh vực y tế.
Khoản 2 Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT nêu trên quy định trách
nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Cấp đầy đủ, kịp thời cho người lao
động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định
tại Thông tư này.
BHXH Việt Nam cung cấp đến Bạn đọc các quy định về chế độ ốm đau
và trợ cấp thất nghiệp nêu trên để Bạn đọc được biết. Trường hợp có vướng
mắc, Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến cơ quan BHXH nơi cư trú để được giải
đáp cụ thể