Kính gửi cơ quan BHXH tỉnh Nghệ An! anh trai tôi tên là Đặng Văn Bình. Sinh ngày 07/10/1955.Nơi sinh xã Liên Thành, Huyện Yên Thanh, tỉnh Nghệ An. số CMND 180023866 do Công An tỉnh Nghệ An cấp ngày 25/02/2012.Từ năm 1973 đến 1988 anh tôi công tác tại nhà máy Ô tô Thống Nhất thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An và tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành. Năm 1989 vì hoàn cảnh gia đình anh tôi xin được ra làm ở ngoài và vẫn tiếp tục đóng BHXH theo đơn vị công tác cho đến năm 1990 thì không đóng nữa. Từ đó đến nay anh tôi không được hưởng bất kỳ chế độ nào từ BHXH. Mã số BHXH của anh tôi là 4016858982. Tôi đã tra cứu theo mã số BHXH nhưng không tìm được hồ sơ về quá trình đóng BHXH của anh tôi.Anh tôi nay tuổi già sức yếu vẫn mong được hưởng chế độ theo quy định.Kính mong cơ quan BHXH Việt Nam hướng dẫn cho tôi làm thế nào để có được hồ sơ BHXH cho anh tôi. Tôi chân thành cảm ơn!
1. Căn cứ khoản 6 của Điều 123 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, quy định: “6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân.” 2. Tại khoản 1, 2 Điều 34 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, quy định: 2 “Điều 34. Tính thời gian công tác đối với người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01 tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 1. Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01 tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc bảo hiểm xã hội một lần, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị thì được tính thời gian công tác trước khi nghỉ chờ việc để tính hưởng bảo hiểm xã hội. 2. Hồ sơ đề nghị tính thời gian công tác trước khi nghỉ chờ việc bao gồm: a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. b) Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương. c) Danh sách của đơn vị có tên người lao động đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 hoặc các giấy tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31 tháng 12 năm 1994; d) Quyết định nghỉ chờ việc. Trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp đơn vị đó giải thể, thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận”. 3. Tại điểm c khoản 12 Mục II Thông tư 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức nhà nước quy định: “c) Những trường hợp không do yêu cầu của tổ chức mà công nhân, viên chức tự ý xin thôi việc, quân nhân xin giải ngũ vì hoàn cảnh riêng, sau được trở lại làm việc thì thời gian công tác trước khi nghỉ việc hoặc giải ngũ không được tính là thời gian công tác liên tục mà chỉ được tính là thời gian công tác nói chung (thời gian nghỉ việc không tính).” 4. Tại khoản 2, 3 Mục I Công văn số 3595/LĐTBXH-BHXH của Bộ LĐ- TB&XH về việc hướng dẫn tính thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trước ngày 01/01/1995, quy định: “2. Trường hợp người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995 thì việc xem xét, quyết 3 định tính hoặc không tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 là thời gian công tác đã đóng BHXH đối với người lao động do BHXH Việt Nam quyết định, dựa trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động, văn bản xác nhận của cơ quan quản lý người lao động và các giấy tờ có liên quan đến thời gian công tác đề nghị tính hưởng BHXH để đối chiếu như: Lý lịch Đảng viên, Lý lịch đoàn viên, sổ lao động, danh sách lao động, sổ theo dõi, danh sách chi trả lương, sổ lương thực, giấy khen, bằng khen, kỷ niệm chương, văn bằng, chứng chỉ, hồ sơ giải quyết chế độ của người lao động khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 3. Nội dung văn bản xác nhận của cơ quan quản lý người lao động bao gồm các thông tin: lý do không còn hồ sơ gốc của người lao động, thời điểm tuyển dụng, diễn biến quá trình công tác, diễn biến tiền lương của người lao động; việc người lao động chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, lý do chưa được giải quyết; lý do gián đoạn hoặc nghỉ việc và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý trong việc giải quyết chế độ tại thời điểm nghỉ việc đối với người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01/01/1995. Văn bản xác nhận phải được lập bởi cơ quan tuyển dụng và quản lý người lao động (trường hợp cơ quan quản lý đã giải thể thì cơ quan quản lý cấp trên thực hiện việc xác nhận) và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận”. 5. Xem xét, đối chiếu theo như nội dung bạn đọc trình bày với quy định của Nhà nước, BHXH tỉnh Nghệ An hướng dẫn: 5.1. Trường hợp không do yêu cầu của tổ chức mà anh trai của bạn đọc là ông Đặng Văn Bình tự ý xin thôi việc tại Nhà máy Ô tô Thống nhất thành phố Vinh thì thời gian công tác của ông Bình trước khi Ông nghỉ việc (từ năm 1973 đến năm 1988) không được tính là thời gian công tác liên tục theo quy định nêu tại Mục 3 văn bản này (tức là thời gian công tác trước khi ông Bình nghỉ việc không được làm căn cứ để tính hưởng BHXH). 5.2. Trường hợp do đơn vị không sắp xếp, bố trí được việc làm, ông Đặng Văn Bình phải nghỉ việc và chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần thì ông Bình cần phối hợp với các đơn vị liên quan lập, nộp các loại thủ tục, hồ sơ như sau: a) Liên hệ, phối hợp với Nhà máy Ô tô Thống nhất thành phố Vinh lập, hoàn thiện các loại hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH như đã nêu tại Mục 2 văn bản này. 4 b) Trường hợp không còn hồ sơ gốc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH nêu tại Mục 4 văn bản này. c) Sau khi hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản 5.2 Mục này, ông Đặng Văn Bình nộp 01 bộ hồ sơ1 đến BHXH huyện Yên Thành thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp tại Bộ phận một cửa
Chi tiết >>
1537775 lượt xem
1278742 lượt xem
723233 lượt xem
619327 lượt xem
555901 lượt xem
493216 lượt xem
471991 lượt xem