• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Trần Minh Chánh
Ngày gửi:
16/07/2024
Lĩnh vực:
BHXH tự nguyên
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tôi là giáo viên THPT. Số BHXH là: 0206386714. Còn 3.5 tháng nữa tôi nghỉ hưu đúng tuổi (61 tuổi), tôi sinh tháng 10 năm 1963 nhưng chưa đủ 20 đóng BHXH (cụ thể là 18 năm). Nay tôi muốn đóng tiếp số năm còn lại (24 tháng) theo mức lương 25.000.000 đ/tháng (đóng 1 lần). Xin cho tôi hỏi: 1. Tổng số tiền BHXH tôi cần phải đóng tiếp 1 lần là bao nhiêu? Khi nào sẽ đóng? 2. Sau khi đóng BHXH cho phần còn lại, mức lương bình quân tính lương hưu tại thời điểm tôi nghỉ hưu (tháng 11/2024) là bao nhiêu, và lương hưu hằng tháng tôi nhận được là bao nhiêu? 3. Thủ tục xin đóng tiếp BHXH để nhận lương hàng tháng như thế nào? 4. Trường hợp không đóng tiếp BHXH cho những năm còn thiếu, thì tôi nhận BHXH một lần là bao nhiêu? Sau khi nghỉ hưu khi nào được nhận? Cảm ơn quý cơ quan BHXH.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
24/09/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

Trả lời:
1. Về việc tham gia BHXH tự nguyện:
Theo quy định hiện hành tại Điều 169, khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao
động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính
phủ, người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH khi đủ tuổi sẽ được hưởng
lương hưu. Về tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 01/01/2021 của người lao động làm việc
trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động
nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm
03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi
năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Trường hợp lao động nam sinh tháng 10/1963 và toàn bộ thời gian làm
việc trong điều kiện lao động bình thường thì thời điểm hưởng lương hưu khi đủ
tuổi là tháng 11/2024.
Theo điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày
29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về
BHXH tự nguyện thì người lao động có thể lựa chọn phương thức đóng BHXH
một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện
về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn
thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng
lương hưu.
Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng của người tham gia BHXH tự
nguyện bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn và được Nhà
nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng
tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (bằng 30% đối với
người tham gia thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận
nghèo; 10% đối với các đối tượng khác).
6
Do không có thông tin cụ thể về trường hợp của Ông (thời điểm nghỉ việc
thực tế, thuộc hộ nghèo hay hộ cận nghèo hay đối tượng khác) nên cơ quan
BHXH chưa tính được chính xác số tiền thực tế Ông phải đóng tại thời điểm đủ
điều kiện đóng BHXH tự nguyện.
2. Mức hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện
mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 3
Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ như sau:
Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng
nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.
2.1. Về tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số
134/2015/NĐ-CP như sau: Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm từ năm 2022
trở đi được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi
năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
2.2. Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của thời gian tham
gia BHXH bắt buộc:
a) Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động
thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tùy thuộc
thời gian bắt đầu tham gia BHXH thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng
BHXH của 5 hoặc 6 hoặc 8 hoặc 10 hoặc 15 hoặc 20 năm cuối của thời gian
đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
b) Khoản 2 Điều Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động có
toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động
quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời
gian.
c) Khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động vừa
có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử
dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định
tại khoản 1 Điều này.
2.3. Về mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH đối với
người lao động sau khi dừng đóng BHXH bắt buộc mà tiếp tục đóng BHXH tự
nguyện được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số
134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015, cụ thể như sau:
 

Mức bình quân
tiền lương tháng
đóng BHXH bắt
buộc
x
Tổng số
tháng đóng
BHXH bắt
buộc
+
Tổng các
mức thu
nhập tháng
đóng BHXH
tự nguyện
Tổng số tháng đóng
BHXH bắt buộc +
Tổng số tháng
đóng BHXH tự
nguyện

Mức bình
quân tiền
lương và thu
nhập tháng
đóng BHXH
=

7
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được thực hiện
theo quy định tại điểm a hoặc b hoặc c điểm 2.2 nêu trên.
- Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là tổng các mức
thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện của cả quá trình đóng BHXH tự nguyện.
- Tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình
quân tiền lương tháng đóng BHXH được điều chỉnh theo quy định của chính
sách từng thời kỳ.
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định trường hợp
người tham gia BHXH tự nguyện đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định đóng một
lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm
hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho
những năm còn thiếu.
Theo quy định nêu trên, tuổi nghỉ hưu của lao động nam sinh tháng
10/1963 là 61 tuổi, thời điểm hưởng lương hưu là từ tháng 11/2024. Trường hợp
đến hết tháng 10/2024 Ông không tiếp tục làm việc và đóng BHXH bắt buộc
nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì có thể đóng BHXH tự nguyện một lần
cho thời gian còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu, thời điểm được
hưởng lương hưu tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho
thời gian còn thiếu. Mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào diễn biến tiền lương,
thu nhập tháng đóng BHXH và tổng thời gian đóng BHXH khi Ông đủ điều kiện
hưởng chế độ hưu trí.
3. Về hưởng BHXH một lần
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 thì
người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm
đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện mà có yêu cầu thì
được hưởng BHXH một lần.
Tại khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Mức hưởng
BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính
như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm
đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm
đóng từ năm 2014 trở đi”.
Ngoài ra, từ ngày 01/7/2025 khi Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực thi
hành thì NLĐ đủ tuổi hưởng lương hưu và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15
năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
BHXH Việt Nam cung cấp một số thông tin liên quan để Ông nắm được
và liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú hoặc đại lý thu BHXH tại địa phương
nơi gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể về thủ tục tham gia BHXH tự
nguyện, tính cụ thể mức đóng BHXH tự nguyện (do phụ thuộc Ông thuộc đối
tượng nào được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện và thời gian đóng
BHXH còn thiếu thực sự tại thời điểm đóng) và tính toán mức hưởng lương hưu
hoặc BHXH một lần (do việc tính mức hưởng từng chế độ phụ thuộc vào diễn
biến tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của tổng thời gian đóng BHXH khi
Ông đủ điều kiện).
Tuy nhiên, nếu nhận BHXH một lần Ông sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng
lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ bảo hiểm y tế
chăm sóc sức khỏe khi về già. Do đó, BHXH Việt Nam mong Ông cân nhắc
đóng đủ thời gian tham gia BHXH cho thời gian còn thiếu để đủ điều kiện
hưởng lương hưu ngay sau tháng đóng đủ số tiền cho thời gian còn thiếu hoặc
trong trường hợp Ông không tiếp tục tham gia BHXH sau khi đủ tuổi hưởng chế
độ hưu trí trước khi Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực thi hành thì Ông có thể
bảo lưu thời gian đã đóng BHXH và đề nghị hưởng chế độ hưu trí từ ngày
01/7/2025 theo quy định của Luật BHXH năm 2024 (do Ông đã có thời gian
đóng BHXH trên 15 năm)

631/CSXH

BHXH Việt Nam trả lời