Cho tôi hỏi khi thông tư 11.2020-TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01.03.2021 thì Công văn 131BHXH-CĐCS ngày 15.01.2002 quy định về 1 số công việc thuộc "May công nghiệp" trong thông tư 1629-LĐTBXH ngày 26.12.1996 còn hiệu lực không? Vì công ty tôi là công ty may, nêu công văn 131BHXH-CĐCS không còn hiệu lực, vậy những chức danh hiện tại trong công ty như Tổ trưởng chuyền may, Công nhân trải vải, Công nhân kiểm tra chất lượng (có trong công văn) có còn được tính là công việc nặng nhọc độc hại không?
Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định: “Thời gian người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo các Quyết định, Thông tư bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều này vẫn được tính là thời gian làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho đến ngày Thông tư này có hiệu lực”. Mặt khác, tại Công văn số 131/BHXH-CĐCS ngày 15/01/2002 của BHXH Việt Nam về tên công việc trong chức danh nghề “may công nghiệp” có nêu danh mục nghề trong dây chuyền sản xuất may công nghiệp để làm căn cứ thực hiện các chế độ BHXH theo quy định của chính sách. Tuy nhiên, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải căn cứ vào danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Do đó, trường hợp sổ BHXH ghi chưa đúng chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động nơi người lao động có thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở đó lập, đề nghị cơ quan BHXH xem xét, thực hiện điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH. Việc quy định cụ thể về đặc điểm và điều kiện lao động của nghề, công việc thuộc trách nhiệm của bộ quản lý ngành lĩnh vực nên BHXH Việt Nam không có thẩm quyền hướng dẫn về nội dung này.
Chi tiết >>
1614084 lượt xem
1315383 lượt xem
732129 lượt xem
660040 lượt xem
575354 lượt xem
498589 lượt xem
495822 lượt xem