• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Đỗ Văn Hiệp
Ngày gửi:
17/03/2021
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Chào bạn. Cho mình hỏi trường hợp của vợ mình như sau. Vợ mình làm đơn nghỉ thai sản và được công ty đồng ý từ 24/01; ngày 18/02 thì sinh. Nhưng công ty mới chỉ đóng bảo hiểm đến hết năm 2020, do tinh hình khó khăn nên đến thời điểm vợ mình sinh thì công ty lại chưa đóng bảo, đến bâyy giờ mới đóng hiểm tiếp cho mọi người. Vậy cho mình hỏi: - Lúc đi sinh, mình ko làm được thủ tục để thanh toán bảo hiểm y tế theo diện cấp cứu (hưởngg 100%) thì giờ công ty có trách nhiệm hay hỗ trợ gì không? - Vậy tháng 1 công ty phải đóng bảo hiểm cho vợ mình; còn tháng 2;3;4;5;6;7 thì công ty không cần đóng mà vợ mình vẫn có bảo hiểm có đúng ko? (vì vợ mình đang nghỉ thai sản nên công ty ko phải đóng, nhưng vợ mình vẫn được tính là đóng BHXH, nhưng phải đóng BHYT). - Vì là giáo viên thì khi tháng 8 quay trở lại (hết lịch nghỉ thai sản), nhưng tháng 9 mới đi dạy (khi đó vào năm học) thì công ty vẫn đóng bảo hiểm cả tháng 8 nữa đúng ko?

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
26/03/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 49 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số
01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014, khoản 8, khoản 9 Điều 13 Nghị định
146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, người sử dụng lao động có trách
nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của
pháp luật thì ngoài xử phạt hành chính còn phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp
số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm
đóng và phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi,
mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.
2. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật BHXH năm 2014, khoản 1
Điều 13 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014, thời
gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được
tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không
phải đóng BHXH. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
theo quy định của pháp luật về BHXH thì tổ chức BHXH đóng (từ quỹ BHXH)
BHYT.
3. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật BHXH năm 2014; khoản 1
Điều 15 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014, hằng
7
tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT theo quy định
và trích từ tiền lương phần trách nhiệm đóng BHXH, BHYT của người lao động để
đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, Quỹ BHYT. Vì vậy, trường hợp tháng 8 vợ
của Ông có hưởng tiền lương thì vẫn được Công ty nơi vợ của ông công tác đóng
BHXH, BHYT theo quy định.
Đề nghị Ông/Bà đối chiếu các quy định nêu trên để biết và thực hiện.