Xin chào ạ. Ngày trước em có đi làm sau đó chấm dứt hợp đồng cty trả sổ bảo hiểm lại ghi 1 năm 10 tháng vô bảo hiểm xã hội. Em không đi làm ở đâu và cũng không đăng kí lãnh BHTN cả BHXH luôn. Sau đó quá hạn 1 năm em có đến hỏi cơ quan BHXH họ bảo là BHTN và BHXH em vẫn được bảo lưu lại nhưng bây giờ em không được rút ra, muốn vậy thì phải đi làm và vô BHXH tiếp tục 1 năm nữa sau đó thì mới nghỉ và đăng kí lãnh hết ra. Năm 2020 vừa rồi em đi làm và vô BHXH đầu tháng 8 đến hết năm là được 5 tháng (sổ BHXH cty thu lại để nhập nhưng chưa trả lại, cuối năm cũng chưa gửi giấy biên số tháng đóng BH cho em), sang năm 2021 làm được hết tháng 2 là hiện tại em vô BH được 7 tháng. Em không biết nếu bây giờ nghỉ làm thì có được lãnh BHTN BHXH cũ ra luôn không. Và cty chưa trả sổ em có bị mất mát gì không. Nếu em nghỉ chỗ này sang chỗ kia làm và vô BH tiếp tục thì có bị tính lại từ đầu không? Rất mong được trả lời ạ. Em xin cảm ơn.
Khoản 5 Điều 3 Luật BHXH quy định: “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”. Khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau: 1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. 2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật Việc làm. Khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm quy định người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này. Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đối chiếu quy định nêu trên, nếu Bạn có thời gian đóng BHXH, BHTN không liên tục trước đó và chưa hưởng BHXH một lần cũng như chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được cộng dồn để tính hưởng BHXH và trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 18 Luật BHXH quy định quyền của người lao động: "Được cấp và quản lý sổ BHXH". Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH quy định: “Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Đối chiếu với quy định nêu trên, nếu Bạn có thời gian đóng BHXH, BHTN không liên tục trước đó và chưa hưởng BHXH một lần cũng như chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được cộng dồn để tính hưởng BHXH và trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện
Chi tiết >>
1537063 lượt xem
1278362 lượt xem
723139 lượt xem
618888 lượt xem
555692 lượt xem
493142 lượt xem
471704 lượt xem