• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Phạm Thị Linh
Ngày gửi:
23/12/2020
Lĩnh vực:
BH thất nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Em xin có một số thắc mắc liên quan đến trợ cấp thất nghiệp,rất mong được giải đáp Từ tháng 20/5/2019~24/7/2020 em làm việc tại công ty Samsung Display Việt Nam (Bắc Ninh)và được công ty đóng bảo hiêm trong thời gian đó T8/T9 2020 2tháng này em thứ việc tại công ty BSE Việt Nam (Hải Dương) trong hai tháng thử việc thì em không được đóng bảo hiểm Sau 2 tháng thử việc em được kí hợp đồng chính thức và được đóng bảo hiểm. Đến hêt tháng 12/2020 em nghỉ việc ===> 1. Nơi nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp Khi nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp em sẽ đến trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương để làm thụ tục đúng không ạ 2. Mức trợ cấp thất nghiệp Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp X 60% Tức là do tháng 8, tháng 9 thử việc không được đóng bảo hiểm nên sẽ bằng tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của (tháng 5, tháng 6, tháng 7 và tháng 10, tháng 11, tháng 12) X 60% đúng không ạ

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt nam trả lời
Ngày trả lời:
14/01/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

  1. Nơi nộp hồ sơ BH thất nghiệp

Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BH thất nghiệp về nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định: “Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp”.

  1. Mức hưởng BH thất nghiệp được quy định như sau:

Điều 50 Luật việc làm năm 2013 quy định

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Khoản 2, điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

          Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp của bạn gián đoạn tháng 9 và tháng 10 năm 2020 không đóng BH thất nghiệp nên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn sẽ là 60% của 6 tháng liền kề bao gồm các tháng (tháng 5, tháng 6, tháng 7 và tháng 10, tháng 11, tháng 12).