Tôi hiện đang công tác trong lực lượng vũ trang, vợ tôi là lao động hợp đồng có đóng bảo hiểm bắt buộc.Vậy khi vợ tôi sinh con, tôi có được nhận trợ cấp thai sản theo chế độ chồng tham gia BHXH có vợ sinh con không? Tôi có ra BHXH Huyện Quốc Oai hỏi lúc thì bảo không được, lúc thì bảo được nhận nhưng sẽ trừ vào lương những tháng kế tiếp. Vậy chế độ thai sản chồng được nhận cụ thể là như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Như vậy, tại thời điểm vợ bạn sinh con mà bạn đang tham gia BHXH bắt buộc tại công ty thì bạn cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
– Về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con. Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
– Về mức hưởng – quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;”
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, lao động nam được nghỉ việc từ 5 ngày đến 14 ngày tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mức hưởng được tính theo công thức sau:
Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản/24 x số ngày được nghỉ.
Nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng thì mức bình quân tiền lương sẽ là tiền lương của các tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp của bạn, khi vợ bạn sinh con, trong vòng 30 ngày, chồng bạn có thể nghỉ việc hưởng chế độ, tuy nhiên, nếu trong 30 ngày đó mà bạn không nghỉ việc thì đương nhiên, bạn đã tự từ bỏ quyền lợi của mình khi vợ sinh con và không được hưởng chế độ thai sản theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 3 ” Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Bạn có thể căn cứ theo quy định trên để đối chiếu với trường hợp của bạn.
Chi tiết >>
1570265 lượt xem
1293042 lượt xem
727101 lượt xem
635886 lượt xem
564538 lượt xem
495429 lượt xem
481542 lượt xem