• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Đạt Hùng
Email:
ngdahu@gmail.com
Ngày gửi:
02/10/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Công ty tôi, có người lao động đã tham gia BHXH trên 23 năm. Từ năm 2022 người lao động bị các bệnh nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và đã đang tiếp tục hưởng chế độ BHXH nghỉ ốm đau điều trị bệnh dài ngày. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp người lao động không có khả năng hồi phục và tiếp tục được cơ quan khám chữa bệnh cho nghỉ việc hưởng chế độ BHXH. Vậy người lao động được hưởng chế độ nghỉ đau điều trị bệnh dài ngày này được hưởng đến bao lâu, có mốc thời hạn không còn được hưởng chế độ BHXH này không? Trường hợp người lao động đã chấm dứt HĐLĐ (do không còn khả năng tiếp tục làm việc hoặc tự xin nghỉ việc) thì có còn được tiếp tục hưởng chế độ BHXH nghỉ ốm đau điều trị bệnh dài ngày nửa không? Tôi kính nhờ cơ quan BHXH hướng dẫn giúp, xin chân thành cảm ơn!

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
17/04/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 quy định người lao động nghỉ
việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban
hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà
vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng
thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Khoản 2 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 quy định mức hưởng chế độ ốm
đau như sau:
- Người lao đông hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản 2
Điều 26 Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng
bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2
Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Căn cứ quy định nêu trên, thời gian hưởng, mức hưởng chế độ ốm đau dài
ngày phụ thuộc vào chỉ định của cơ sở khám bệnh chữa bệnh, thời gian thực tế
người lao động nghỉ việc do ốm đau theo đề nghị của đơn vị và thời gian đã đóng
BHXH của người lao động.
2. Điều 24 Luật BHXH năm 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ ốm
đau là người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại
các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, bao gồm:
“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo
pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến
dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác
trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người
làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có
hưởng tiền lương”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người lao động đã chấm dứt HĐLĐ
thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên không thuộc đối tượng
áp dụng chế độ ốm đau.
BHXH Việt Nam thông tin để Bạn được biết.