Tôi đi bệnh khám được bác sỹ chẩn đoán mang thai ngoài tử cung, sau khi điều trị tôi ra viện được cấp giấy ra viện, phương pháp điều trị là Nội khoa, không ghi tuần tuổi thai. Với kết luận của Bệnh viện thì chế độ của tôi được giải quyết như thế nào? (thai sản hay ốm đau vì không có tuần tuổi thai).
Điều 33 Luật BHXH năm 2014 quy định khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa từ 10 ngày đến 50 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần tùy theo tuần tuổi của thai).
Khi cấp các giấy tờ làm căn cứ hưởng BHXH, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh, lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì bác sĩ phải ghi rõ tuần tuổi của thai, chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ “(phá thai bệnh lý)” ngay sau phần chẩn đoán.
Như vậy, khi phá thai bệnh lý (thai ngoài tử cung) Bạn được giải quyết hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, theo như thông tin Bạn cung cấp, trên Giấy ra viện bác sỹ không ghi tuần tuổi của thai. Việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện không đúng nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong quá trình giải quyết hưởng chế độ BHXH. Để đảm bảo kịp thời quyền lợi đối với người lao động, cơ quan BHXH vẫn sẽ xem xét giải quyết chế độ thai sản đối với Bạn căn cứ theo chỉ định số ngày được nghỉ ghi trong Giấy ra viện và số ngày nghỉ việc thực tế tại đơn vị.
Chi tiết >>
1581939 lượt xem
1298655 lượt xem
728471 lượt xem
641533 lượt xem
567575 lượt xem
496296 lượt xem
485429 lượt xem