• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Lê Thiều Hương
Ngày gửi:
21/07/2023
Lĩnh vực:
Hưu trí, tử tuất
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Kính gửi BHXH Việt Nam! Hiện tại, tôi có 1 số thắc mắc về chế độ hưu trí như sau: Tôi tên: Lê Thiều Hương (Nữ) - 09/10/1973 - MS BHXH: 0296148359, hiện tôi 50 tuổi Tôi tham gia BHXH từ 10/1995 đến nay được 27 năm 10 tháng. Tôi được biết đối với nữ đóng đủ 30 năm sẽ được hưởng mức tối đa 75%. 1. Giả sử tôi đóng đủ 30 năm nhưng chưa tới tuổi hưu, tôi không đóng tiếp nữa thì tôi có được hưởng các chế độ của BHXH không? Đau ốm có được BHYT chi trả không? Tôi muốn nghỉ hưu tại thời điểm 30 tuổi này và nhận lương hưu thì có được không? 2. Theo Nghị định 135/2020 thì tuổi hưu của tôi sẽ là 59 tuổi và thời điểm chính thức tôi nhận lương hưu sẽ là 11/2032 thì có đúng hay không? 3. Trong quá trình làm việc, tôi vừa có giai đoạn làm nhà nước, vừa làm doanh nghiệp tư nhân, có nghỉ thai sản, nghỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Khi tính lương hưu có tính luôn thời gian hưởng thai sản và trợ cấp thất nghiệp hay phải trừ ra? 4. Để cân nhắc việc đóng tăng tiền BHXH để hưởng lương hưu sau này cao hơn, BHXH có thể cho tôi biết con số lương hưu chính xác hiện tại được không? Rất mong BHXH giải đáp sớm. Chân thành cảm ơn.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
21/09/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Về tuổi nghỉ hưu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, tuổi
nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều
chỉnh theo lộ trình như sau: Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu là đủ 55 tuổi 04
tháng đối với nữ, 60 tuổi 03 tháng đối với nam; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm
04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035, cứ mỗi năm tăng
thêm 03 tháng đối với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
Theo Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, được sửa đổi, bổ
sung tại Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019, Người lao động có thể nghỉ hưu
thấp hơn không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình
thường tại thời điểm nghỉ hưu nếu có đủ 20 năm đóng BHXH và bị suy giảm
khả năng lao động từ 61% trở lên; Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối
đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời
điểm nghỉ hưu nếu có đủ 20 năm đóng BHXH và bị suy giảm khả năng lao động
từ 81% trở lên.
Theo thông tin Bạn cung cấp (bạn sinh ngày 09/10/1973) và qua tra cứu
dữ liệu tham gia đóng BHXH thì Bạn làm việc trong điều kiện bình thường, tại
thời điểm này (tháng 9/2023) Bạn 50 tuổi nên Bạn chưa đủ điều kiện nghỉ hưu
theo các quy định nêu trên.
Trường hợp Bạn tham gia BHYT được thực hiện cùng quá trình, thời gian
tham gia BHXH bắt buộc, do đó khi Bạn dừng đóng BHXH để chốt sổ bảo lưu
nên Bạn không tham gia BHYT theo đối tượng BHXH bắt buộc nữa. Vì vậy,
Bạn tham gia BHYT hộ gia đình để được đảm bảo quyền lợi khi ốm đau.
2. Thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu:
Theo thông tin Bạn sinh ngày 09/10/1973 thì tuổi nghỉ hưu của Bạn trong
điều kiện lao động bình thường sẽ là đủ 59 tuổi (11/2032) theo quy định Điều 4
Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi
nghỉ hưu.
3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu
Theo Khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014, người lao động vừa có
thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng
lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính
lương hưu, trợ cấp một lần là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định được thực hiện theo khoản 1 Điều 62 Luật BHXH năm
2014.
Theo đó, tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 quy định
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình
quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu đối với người lao
động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH
của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Như vậy, Bạn vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện
chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế
độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền
lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, đối với Bạn là mức bình quân tiền
lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng
BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ thực hiện tính bình quân
của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối.
- Về thời gian hưởng thai sản: Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật
BHXH năm 2014:“Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm
việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và
người sử dụng lao động không phải đóng BHXH”. Do vậy, thời gian Bạn nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH.
- Về thời gian đóng, hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11
năm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc
làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, thời
gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm
không được tính là thời gian đóng BHXH để tính lương hưu sau này.
- Về tính lương hưu: Do Bạn chưa đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu nên
BHXH Việt Nam chưa thể tính lương hưu cho Bạn được