• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Khổng Thị Phương
Ngày gửi:
09/06/2020
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Công ty chúng tôi có TH nghỉ ốm dai ngày: - Đợt 1 từ 11/11/2016-30/03/2017: Tổng số ngày được chi trả là 136 ngày. Bệnh: Ung thư các loại - Đợt 2 từ 16/01/2020-07/04/2020: Tổng số là 83 ngày BHXH An Dương đang tính lũy kế cho việc chi trả bệnh dài ngày là 219 ngày. Theo khoản 3 điều 4 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXA hướng dẫn với VD cụ thể như sau: 3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau: Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ví dụ 4: Bà Nguyễn Thị A, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A như sau: - Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; - Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng 03 tháng. Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A là 180 ngày và 03 tháng. Ví dụ 5: Ông B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là đủ 1 năm, mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Ông B đã hưởng hết 180 ngày đầu tiên, sau đó vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ cấp với mức thấp hơn nhưng tối đa là 1 năm. Sau khi điều trị bệnh ổn định, ông B trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội đủ 2 năm thì tiếp tục nghỉ việc để điều trị bệnh (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày). Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của lần điều trị này đối với ông B sẽ là 180 ngày và 3 năm (thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian hưởng tối đa sau khi đã nghỉ hết 180 ngày là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội). Như vậy: Sau đợt điều trị năm 2017, nhân viên này đã đi làm lại thì đợt điều trị thứ 2 từ tháng 01/2020 phải được tính lũy kế lại từ đầu, không được cộng gộp. Kính mong BHXH hướng dẫn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chúng tôi xin cảm ơn.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
27/10/2020
File đính kèm:
Câu trả lời:

Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 và khoản 3 Điều 4 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định:

Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

 - Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

 - Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn, nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.

Do Bạn không nêu rõ tổng thời gian người lao động thuộc công ty Bạn đã đóng BHXH bắt buộc nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ trả lời cụ thể. Đề nghị Bạn đối chiếu quy định nêu trên hoặc liên hệ cơ quan BHXH nơi Công ty Bạn đóng BHXH để căn cứ vào thời gian đóng BHXH của người lao động trả lời cụ thể đối với Bạn.