• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Tô Thị Nhung
Ngày gửi:
29/06/2023
Lĩnh vực:
BHXH tự nguyên
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Mẹ tôi sinh năm 1964, chưa từng tham gia BHXH bao giờ và mới tham gia đóng BHXH tự nguyện (mã số BH: 2421013117) từ tháng 12/2021 với mức đóng hàng tháng là 451.000 đồng (nhà nước hỗ trợ đóng 1.500.000 đồng) và thu nhập đóng quỹ HT, TT hàng tháng là 2.200.000 đồng. Vậy đến khi mẹ tôi đóng đủ BHXH 10 năm (tức tháng 12 năm 2031) thì có được đóng 1 lần cho 10 năm còn lại để hưởng lương hưu không và tổng số tiền phải đóng 1 lần cho 10 năm là bao nhiêu? Nếu được đóng 1 lần cho 10 năm còn lại thì tức là đến hết tháng 12 năm 2031 mẹ tôi đã đóng đủ 20 năm và hưởng lương hưu hàng tháng. Vậy mẹ tôi sẽ được nhận mức lương hưu bằng 55% mức lương bình quân trong 5 năm cuối đóng BHXH và có nhân thêm hệ số trượt giá hàng năm từ nay đến năm 2031 có đúng không? Và tiền lương hưu hàng tháng mẹ tôi nhận được là bao nhiêu? Kính mong Quý BHXH giải đáp giúp tôi. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
23/09/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày
29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về
BHXH tự nguyện thì người lao động có thể lựa chọn phương thức đóng BHXH
một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện
về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn
thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng
lương hưu.
Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định mức đóng
BHXH tự nguyện: Mức đóng BHXH hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng
do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người
tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của
khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Mức hưởng lương hưu được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và
Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng
tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân
các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng: Thu nhập
tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng
BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH
3
của năm tương ứng; Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính
trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố
hằng năm và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư
hướng dẫn thực hiện cho từng năm đối với những người đủ điều kiện hưởng vào
từng năm cụ thể; Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần
cho những năm còn thiếu thì thu nhập tháng đã đóng BHXH theo phương thức
đóng một lần cho những năm còn thiếu nhận mức điều chỉnh bằng 1.
Như vậy, căn cứ quy định hiện hành nêu trên, đến thời điểm tháng
12/2031 mẹ của Bạn khoảng 67 tuổi, đã đủ tuổi nghỉ hưu và đã đóng BHXH
được 10 năm, do đó, mẹ của Bạn được đóng BHXH một lần cho 10 năm còn
thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Do mức chuẩn nghèo của khu vực
nông thôn có thể thay đổi nên mức thu nhập do mẹ của Bạn lựa chọn có thể thay
đổi tại năm 2031.
Khi mẹ của Bạn đủ tuổi hưởng lương hưu và đủ 20 năm đóng BHXH thì
tỷ lệ lương hưu được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật BHXH năm
2014 là 55%.
Việc tính mức hưởng lương hưu cụ thể của mẹ Bạn sẽ phụ thuộc vào thu
nhập thực tế mẹ Bạn đóng hàng năm cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH và quy
định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội ban hành tại năm đủ điều kiện hưởng chế độ hưu
trí. Do đó, BHXH Việt Nam cung cấp thông tin quy định hiện hành về chính
sách BHXH tự nguyện liên quan nội dung Bạn hỏi để Bạn nắm được. Khi mẹ
của Bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu, cơ quan BHXH sẽ căn cứ thu nhập thực
tế mẹ của Bạn đã đóng BHXH được ghi nhận trên sổ BHXH để tính toán đầy đủ
quyền lợi đối với mẹ của Bạn