• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Chu Như Ngọc
Ngày gửi:
31/01/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Em chào Quý cơ quan! Em có một tình huống như sau cần sự tư vấn từ Quý cơ quan: Ở công ty em có 1 anh tên Vũ Đức Hùng (mã thẻ BHYT DN4313120893044) bị tai nạn gãy xương đùi phải và nhập viện phẫu thuật từ ngày 30/12/2022-9/1/2023, và được bệnh viện chỉ định nghỉ 10 ngày sau phẫu thuật từ ngày (10-19/1/2023). Sau 10 ngày đó thì anh Hùng lại được nghỉ do cty em nghỉ Tết từ ngày 19 đến hết 26/1/2023, ngày 27/1 anh Hùng đi khám ở bệnh viện và lại được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH từ ngày 27/1-5/2/2023. Bởi vì đã được báo trước khả năng a Hùng trong tháng không thể đi làm được, nên e đã báo giảm BHXH phương án OF (nghỉ ốm) cho a Hùng từ ngày 1-31/1/2023. Ngày 30 anh Hùng có đi thanh toán tiền viện, tuy lúc thanh toán vẫn được hưởng 80% BH, nhưng giấy ra viện nghỉ hưởng bảo hiểm 1 tháng thì không được ạ. Bác sĩ có bảo với anh ấy là do BH hết hạn nên giấy nghỉ hưởng bảo hiểm sẽ không được tính. E muốn hỏi là với tình huống như thế này e phải giải thích với NLD ra sao ạ, và với trường hợp của anh Hùng e báo giảm OF liệu có sai sót gì không ạ?Nếu có sai sót vậy e phải xử lý hoặc làm những thủ tục gì ạ? Rất mong nhận được sự phản hồi của Quý cơ quan. E xin cảm ơn ạ

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
03/02/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

- Về việc giải quyết chế độ ốm đau:
+ Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật BHXH năm 2014 thì: “1. Bị ốm đau,
tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say
rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy
định thì không được hưởng chế độ ốm đau”.
Như vậy, trường hợp người lao động của đơn vị bạn bị tai nạn mà không phải
là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm
quyền sẽ được giải quyết chế độ ốm đau.
+ Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:
Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 100 Luật BHXH năm 2014 thì hồ sơ
hưởng chế độ ốm đau, gồm: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao
động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm
đau do người sử dụng lao động nộp.
- Về việc tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) đối với người lao động:
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 42 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH
ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định:

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm
việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không
được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên
trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH,
BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT”.

Như vậy, theo như nội dung bạn đọc cung cấp, nếu tại thời điểm tháng
01/2023, đơn vị bạn báo giảm với cơ quan BHXH phương án nghỉ ốm cho người lao
động (OF) là đúng quy định.
Đề nghị Trung tâm CSKH hướng dẫn bạn đọc liên hệ
trực tiếp đến cơ quan BHXH nơi đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN
kèm theo hồ sơ để được xem xét, giải quyết theo quy định