Sẽ có nội dung về thương lượng tập thể trong Bộ Luật lao động (sửa đổi)
24/01/2018 09:16 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 20/1, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) tổ chức tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm thương lượng tập thể và đối thoại tại doanh nghiệp”.
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính, trong những năm qua, Tổng LĐLĐVN đã có nhiều cuộc thương lượng, đối thoại với người lao động. Nhiều hoạt động về đào tạo, xây dựng năng lực cho người lao động cũng được quan tâm. Công tác thoả ước trong đối thoại công đoàn đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, thoả ước được ký kết có lợi cho người lao động còn chưa cao. Đến nay mới có 11,5% thoả ước loại A.
“Chúng ta cần lắng nghe tâm tư người lao động. Sau khi lắng nghe cần cải tiến để giúp cho quan hệ doanh nghiệp với chủ lao động được tốt hơn. Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đang trong quá trình lấy ý kiến và dự kiến năm 2019 Quốc hội sẽ xem xét, thông qua. Trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) có nội dung về thương lượng tập thể. Việc sửa đối cần đáp ứng thoả ước có chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức lao động quốc tế. Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ thay đổi đối thoại từ 3 tháng lên 6 tháng/lần. Tuy nhiên, sẽ có những cuộc đối thoại đột xuất nếu có nhu cầu. Việc sửa đổi Luật Lao động sẽ tạo điều kiện cho những cuộc đối thoại được cởi mở, hiệu quả hơn”, ông Mai Đức Chính nêu.
Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster Bắc Ninh Hồ Sĩ Lĩnh chia sẻ kinh nghiệm thương lượng tập thể và đối thoại tại doanh nghiệp.
Trải qua hơn 15 năm trực tiếp làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở tại một Công ty có 100% vốn nước ngoài, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Sanofi Aventis Việt Nam Huỳnh Phát Đạt đúc rút được kinh nghiệm trong thương lượng tập thể và đối thoại tại doanh nghiệp: “Cần phải nhìn nhận và đánh giá khách quan, chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra những nội dung thương lượng phù hợp. Tránh việc đòi hỏi quá nhiều điều vô lý trong nội dung thương lượng, gây ra tâm lý tiêu cực giữa hai bên trong quá trình thương lượng. Không được đấu tranh một chiều, không nên chăm bẵm vào quyền lợi của một bên mà phải quan tâm đến cả lợi ích, nguyện vọng chính đáng của công ty, bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên, xây dựng môi trường lao động, ổn định, bền vững và lâu dài. Đó mới chính là điều cốt lõi mà tôi và tập thể Ban Chấp hành hướng đến, xây dựng cho được mối quan hệ “ba công” (công ty, công đoàn và công nhân) mà người lao động hay gọi vui rằng xây dựng kiềng ba chân”.
Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster Bắc Ninh Hồ Sĩ Lĩnh chia sẻ, với đặc điểm Công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, chuyên sản xuất tai nghe điện thoại và loa ô tô với 3.200 người lao động. Theo ông Hồ Sĩ Lĩnh, với sự giám sát tích cực của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và của người lao động, Công ty thực hiện 100% nội dung của thỏa ước lao động tập thể như: Lao động nữ mang thai hoặc nghỉ thai sản khi hết hạn hợp đồng lao động được tiếp tục ký kết hợp đồng lao động; các khoản trợ cấp như trợ cấp nhà ở 200.000 đồng/tháng; trợ cấp đi lại 150.000đ/tháng, trợ cấp kỹ năng, trợ cấp thao tác; nhiều nội dung được điều chỉnh mức như hỗ trợ người lao động tham quan, du lịch hè, tặng quà trung thu 200.000đ/ người; quà ngày 2/9 là 100.000đồng/ người; tiền ăn ca từ 15.000đồng/suất tăng lên 17.000đồng/suất… giúp mang lại lợi ích cho người lao động hàng năm là 45 tỷ đồng. Ngoài ra, tôi cũng đã chỉ đạo tổ chức hoạt động khác chăm lo đến đoàn viên và người lao động.
Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty TNHH Changshin Việt Nam Đặng Tuấn Tú cho biết, với đặc thù là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc, với hơn 28.300 lao động, trong đó phần lớn là lao động nữ (22.060), cán bộ công đoàn của công ty đã thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại, để hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Có những buổi đối thoại “nảy lửa”, căng thẳng mới có thể đạt được các thỏa thuận có lợi nhất cho người lao động.
Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Changshin Việt Nam Đặng Tuấn Tú phát biểu tại buổi tọa đàm.
Thực hiện Nghị định 60 của Chính phủ về quy chế dân chủ, hàng quý, Ban Giám đốc Công ty cùng Ban Chấp hành Công đoàn cở sở tổ chức Hội nghị người lao động, từ đó hỗ trợ kịp thời và cải thiện tốt nhất điều kiện làm việc, quyền lợi cho người lao động; đồng thời nhắc nhở người lao động chấp hành tốt nội quy công ty, chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát việc đóng BHXH, BHYT cho người lao động đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đặc biệt, cứ đến mùa nâng lương, doanh nghiệp lại có những xáo trộn. Vì thế, cán bộ Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có những buổi ngồi lại với nhau để tập hợp các ý kiến của người lao động, sau đó trình lên Ban lãnh đạo Công ty. Sau đó là tổ chức những buổi đối thoại giữa Ban lãnh đạo Công ty với người lao động. Tại đây, Ban lãnh đạo Công ty sẽ báo cáo tình hình sản xuất của doanh nghiệp cho người lao động, còn người lao động có quyền nói lên tất cả những ý kiến của mình, từ đó đi đến những đề xuất hài hòa lợi ích của cả hai bên./.
Theo baodansinh.vn
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?