Người nhiễm HIV cần tích cực tham gia BHYT để được bảo đảm quyền lợi
05/12/2017 03:25 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS những năm qua chủ yếu dựa vào viện trợ của quốc tế, đã và đang cắt giảm nhanh, và đến năm 2018 là hầu như không còn nữa. Do đó nguồn thuốc và các dịch vụ chăm sóc người nhiễm HIV sẽ chuyển sang hệ thống BHYT.
Hưởng ứng ngày thế giới Phòng chống HIV/AIDS, đồng thời nhằm cung cấp thêm kiến thức về chăm sóc điều trị ARV, dự phòng phơi nhiễm HIV trong bệnh viện, cuối tuần qua, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức sinh hoạt khoa học với chủ đề: “Chẩn đoán và điều trị HIV sớm- hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”.
Thông tin tại buổi sinh hoạt khoa học này, TS Đỗ Duy Cường- Trưởng Khoa Truyền nhiễm- Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia tháng 7/2014, Liên Hợp Quốc đã đưa ra các mục tiêu đến năm 2020 có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Ba mục tiêu này được gọi là mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc. Trong các mục tiêu trên, mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình là mục tiêu hết sức quan trọng, là tiền đề để thực hiện 2 mục tiêu còn lại. Do vậy, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017, Việt Nam tập trung vào chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thực hiện được những mục tiêu này không chỉ là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, mà còn là sự ổn định và phát triển của quốc gia. Trong bối cảnh dịch HIV mang tính toàn cầu, nếu Việt Nam làm tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và thực hiện thắng lợi các mục tiêu 90-90-90, thì không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với người dân Việt Nam mà với cả cộng đồng quốc tế, chung tay để tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.
Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, trong 5 tháng đầu năm 2017, số trường hợp HIV dương tính mới phát hiện khoảng 3.546 ca, số tử vong khoảng 641 ca. Thống kê mới nhất cho biết, đến nay cả nước có gần 210.000 người nhiễm HIV còn sống. Nhìn chung, số người nhiễm và tử vong do HIV/AIDS đã giảm, tuy nhiên ở một số tỉnh thành lại có nguy cơ gia tăng số người nhiễm, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người bệnh đã không tham gia hoặc không tuân thủ điều trị tại các cơ sở y tế.
TS. Đỗ Duy Cường thông tin, tại Việt Nam, số lũy tích người nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng cao; số người nhiễm HIV cần được chăm sóc, điều trị thường xuyên, liên tục, suốt đời đã vượt con số 200 nghìn người. Mỗi năm, vẫn có 12 nghìn người nhiễm HIV mới và 2.000 đến 3.000 trường hợp tử vong do HIV/AIDS. Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS Khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai ra đời ngày 20/11/2009.
Sau 8 năm hoạt động với sự tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ, phòng khám ngoại trú của Khoa Truyền nhiễm đã khám cho 1981 trường hợp, trong đó tổng số bệnh nhân điều trị ARV là 1452. Đây là phòng khám tuyến cuối cùng chuyên cung cấp chăm sóc và điều trị toàn diện cho người nhiễm HIV, bao gồm điều trị và dự phòng nhiễm trùng cơ hội, điều trị thuốc ARV, chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ tâm lý xã hội và dự phòng lây nhiễm HIV...
Cũng theo TS. Đỗ Duy Cường, nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS những năm qua chủ yếu dựa vào viện trợ của quốc tế, đã và đang cắt giảm nhanh, và đến năm 2018 là hầu như không còn nữa. Do đó nguồn thuốc và các dịch vụ chăm sóc người nhiễm HIV sẽ chuyển sang hệ thống BHYT. Kể từ khi thông tư 15 ngày 26/6/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện khám chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS ra đời đã mở ra một cánh cửa mới cho những bệnh nhân có HIV.
Cũng theo thông tin của TS Đỗ Duy Cường, hiện nay 90% bệnh nhân có HIV đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm đã có thẻ BHYT. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân lo ngại danh tính của họ sẽ bị lộ nên việc tuân thủ điều trị và quản lý bệnh nhân cũng hết sức khó khăn. Hậu quả lâu dài sẽ dẫn đến việc bỏ điều trị, kháng thuốc trong quá trình điều trị. Đây cũng là một thách thức lớn đối với những người tham gia cuộc chiến phòng chống đại dịch HIV/AIDS.
Theo Báo SK&ĐS
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?