Khắc phục bất cập trong xử lý chậm đóng, trốn đóng BHXH
21/04/2025 02:46 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thực hiện quy định pháp luật, các cơ quan liên quan đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN; khiếu nại, tố cáo về BHXH và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.
Bộ Nội vụ cho biết, về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN: đây là nội dung mới do các quy định trước đây về BHXH chưa quy định rõ khái niệm như thế nào là chậm đóng, trốn đóng.
Thời gian qua, thực hiện quy định pháp luật, các cơ quan liên quan đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHTN. Tuy nhiên, thực trạng tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHTN vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, diễn ra trong thời gian dài dẫn đến tình trạng cơ quan BHXH khó có khả năng thu hồi, ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ BHXH của người lao động, do vậy, các nội dung cần quy định chi tiết: Về trách nhiệm phát hiện và đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN của cơ quan BHXH, về các trường hợp bị coi là chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN; về biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN.
Khắc phục bất cập trong xử lý chậm đóng, trốn đóng BHXH (Ảnh minh họa)
Đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN
Theo dự thảo, đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội được đề xuất quy định như sau:
Chậm đóng theo khoản 1 Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội và trốn đóng theo điểm đ, e khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội: Hằng tháng, Giám đốc cơ quan BHXH quản lý trực tiếp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN xác định đối tượng chậm đóng, trốn đóng; gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN trong thời hạn 10 ngày đầu tháng.
Các trường hợp chậm đóng, trốn đóng không bao gồm quy định trên: Giám đốc cơ quan BHXH gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận thông tin vi phạm bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc:
- Trước ngày 15 của tháng đầu quý, cơ quan BHXH cấp tỉnh gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng tính đến hết ngày cuối quý, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh.
- Trước ngày 15/7 và 15/1 hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng lần lượt tính đến hết ngày 30/6, 31/12 hằng năm, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHTN ở Trung ương, Bộ Nội vụ.
- Cơ quan BHXH báo cáo về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng đột xuất với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Các trường hợp bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN
Theo dự thảo, các trường hợp bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN theo quy định tại điểm g Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội được đề xuất quy định như sau:
1- Không đăng ký tiền lương đóng BHXH bắt buộc, BHTN đối với khoản tiền lương để ngoài sổ kế toán.
2- Người sử dụng lao động sử dụng giấy tờ, tài liệu, thông tin không có thật để được tạm dừng đóng BHXH bắt buộc.
Các trường hợp không bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN
Các trường hợp không bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại khoản 4 Điều 38, khoản 2 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội được đề xuất quy định như sau:
1- Người sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, BHTN không đúng thời hạn do gặp phải sự cố khách quan không thể lường trước được và khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. (*)
2- Người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, BHTN do gặp phải sự cố khách quan không thể lường trước được và khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. (**)
Số tiền, số ngày chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN
Theo dự thảo, số tiền, số ngày chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội được đề xuất quy định như sau:
Số tiền chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN:
a) Chậm đóng theo khoản 1 Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội: số tiền BHXH bắt buộc chậm đóng là số tiền thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội còn phải đóng theo đăng ký sau thời hạn đóng BHXH bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội; số tiền BHTN chậm đóng là số tiền thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động còn phải đóng theo đăng ký sau thời hạn đóng BHTN chậm nhất quy định theo quy định của pháp luật về BHTN.
b) Chậm đóng theo khoản 2, khoản 3 Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội: số tiền BHXH bắt buộc chậm đóng là số tiền thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội phải đóng cho người lao động chưa được đăng ký tham gia BHXH trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội; số tiền BHTN chậm đóng là số tiền thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động chưa được đăng ký tham gia BHTN trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia BHTN theo quy định của pháp luật về BHTN.
c) Chậm đóng theo khoản (*) nêu trên: số tiền BHXH bắt buộc chậm đóng là số tiền thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội phải đóng cho người lao động trong thời gian chưa tham gia BHXH; số tiền BHTN chậm đóng là số tiền thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHTN trong thời gian chưa tham gia BHTN.
d) Chậm đóng theo khoản (**) nêu trên: quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
Số ngày chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN được xác định bắt đầu từ ngày sau thời hạn đóng BHXH chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời hạn đóng BHTN chậm nhất theo quy định của pháp luật về BHTN.
Xác định hành vi chậm đóng, trốn đóng
Xác định hành vi chậm đóng, trốn đóng; tổ chức thu số tiền chậm đóng, trốn đóng và tổ chức thu số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm đóng, trốn đóng như sau:
Giám đốc cơ quan BHXH quản lý trực tiếp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN có trách nhiệm xác định hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN; áp dụng hoặc trình cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN.
Hằng tháng, cơ quan BHXH quản lý trực tiếp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN xác định số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN; tính số tiền người sử dụng lao động phải nộp bằng 0,03%/ngày đối với số tiền chậm đóng, trốn đóng; thông báo với người sử dụng lao động để đối chiếu; tổ chức thu và quản lý theo quy định.
Người sử dụng nộp tiền vào quỹ BHXH, BHTN được thực hiện thu theo thứ tự sau:
1- Thu số tiền bằng 0,03%/ngày đối với số tiền chậm đóng, trốn đóng.
2- Thu số tiền trốn đóng, nộp vào các quỹ bảo hiểm do cơ quan BHXH quản lý đảm bảo chia đều theo tỷ lệ số tiền trốn đóng vào các quỹ bảo hiểm.
3- Thu số tiền chậm đóng, nộp vào các quỹ bảo hiểm do cơ quan BHXH quản lý đảm bảo chia đều theo tỷ lệ số tiền chậm đóng vào các quỹ bảo hiểm.
4- Các khoản phải nộp khác theo quy định.
Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN
Theo dự thảo, khi phát hiện hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng đồng thời các biện pháp xử lý sau:
- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền chậm đóng, trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH, BHTN chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng vào quỹ BHXH, quỹ BHTN.
- Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng./.
Phạm Chính
Chi tiết >>
Video: HĐQL BHXH họp thường kỳ quý I/2025 quyết ...
Video: Kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt ...
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ BHXH Việt Nam lần thứ I, ...
Hậu Giang đẩy mạnh thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Hướng ...
Ban hành Kế hoạch rà soát văn bản của BHXH Việt Nam năm ...
Triển khai toàn diện công tác tuyên truyền, giải đáp, tư ...
Bộ Tài chính: Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?