Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT ngày 18/9/2019
18/09/2019 08:31 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nhằm kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin, giải đáp thắc mắc của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến với bạn đọc về chính sách BHXH, BHYT trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Khách mời tham gia Chương trình giao lưu là đại diện lãnh đạo và các chuyên gia đến từ các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam: Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Thực hiện chính sách BHYT; Ban Thu; Ban Sổ - Thẻ...
Dưới đây là nội dung chương trình giao lưu, bạn đọc vui lòng nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất:
Câu 121. Bạn đọc có địa chỉ email themzenda6...@gmail.com hỏi: Em làm công ty đóng BHXH từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2019 với mức lương đóng là 6,5 triệu đồng. Đến tháng 7/2019, công ty lại tính tiền đóng bảo hiểm trên lương của em chỉ có 4,5 triệu đồng. Đến ngày 20/02/2020 em nghỉ thai sản thì mức hưởng của em sẽ là bao nhiêu?
BHXH Việt Nam trả lời:
Điều 39 Luật BHXH quy định mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng một ngày đối với trường hợp lao động nữ đi khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia 24 ngày.
Theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu Bạn đóng BHXH liên tục đến hết tháng 2/2020 với mức lương 4,5 triệu đồng thì mức hưởng trợ cấp thai sản của bạn là:
4.500.000 x 6 = 27.000.000 (đồng)
Ngoài ra, Bạn được nhận thêm trợ cấp một lần khi sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con theo quy định tại Điều 38 Luật BHXH, cụ thể bằng:
2 x 1.490.000 = 2.980.000 (đồng)
Câu 120. Bạn đọc có địa chỉ email nguyen…hau@gmail.com hỏi: Doanh nghiệp tôi đang đóng trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Hiện tại có một số trường hợp người lao động đi khám chữa bệnh tự nguyện không dùng thẻ BHYT và những trường hợp này khi thanh toán chế độ ốm đau đều được BHXH Thành phố Cẩm Phả trả lời không giải quyết do không dùng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh. Người lao động thắc mắc họ không dùng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh nhưng thực tế họ có đi khám chữa bệnh, có giấy ra viện, có bảng công, bảng lương của doanh nghiệp chứng minh việc đi khám chữa bệnh là có thật thì tại sao lại không được thanh toán? Trong khi đó việc đóng vào quỹ ốm đau thai sản là để bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ phải nghỉ ốm, nghỉ thai sản và quỹ này độc lập với quỹ BHYT thì tại sao lại có ràng buộc dùng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh mới được thanh toán. Cho hỏi: Văn bản nào quy định việc này? Mong BHXH Việt Nam giải đáp thắc mắc trên của người lao động. Xin cảm ơn.
Điều 100 Luật BHXH và Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH, Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm: Đối với trường hợp điều trị nội trú là giấy ra viện; Đối với trường hợp điều trị ngoại trú là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh về số ngày cần phải nghỉ việc điều trị ngoại trú.
Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHHX bắt buộc quy định không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau: Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Khoản 4 Điều 100 Luật BHXH giao Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện…
Theo đó Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu Phụ lục 3, Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định phải có thông tin bắt buộc về mã số BHXH/thẻ BHYT. Trường hợp trên Giấy ra viện hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám bệnh chữa bệnh cấp đã có đầy đủ thông tin nêu trên mà BHXH thành phố Cẩm Phả từ chối giải quyết hưởng chế độ là không đúng quy định.
Câu 119. Bạn đọc có địa chỉ email nguyentoan6...@gmail.com hỏi: Tôi muốn tiếp tục tham gia BHYT thì tôi cần phải đóng trước mấy ngày khi thẻ BHYT của tôi hết hạn để đảm bảo tính liên tục?
Theo nội dung bạn hỏi, bạn thuộc đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Theo quy định tại Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Do đó, để đảm bảo tính liên tục của thẻ BHYT, trước khi thẻ BHYT hết hạn (chậm nhất là ngày cuối cùng giá trị sử dụng của thẻ) bạn tới cơ quan BHXH hoặc Đại lý thu BHXH, BHYT đóng tiền mua thẻ BHYT để cơ quan BHXH tiếp tục gia hạn thẻ BHYT cho bạn theo quy định.
Câu 118. Bạn đọc Trịnh Huyền hỏi: Từ tháng 3/1983- 6/1989 tôi tham gia quân đội, chiến đấu tại Vị Xuyên, Hà Giang (đã được BCH Quân sự xác nhận). Tuy nhiên, hiện nay tôi đang công tác và hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên không được hưởng chế độ, chính sách đối với đối tượng theo Quyết định 62. Vậy tôi muốn hỏi, tôi có được đổi mã quyền lợi thẻ BHYT từ HC4 sang HC2 không? Nếu được tôi cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Căn cứ Khoản 15 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi bổ sung 1 số Điều của Luật BHYT được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/7/2014 quy định: “Trường hợp 1 người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.
Trường hợp của bạn là cán bộ, công chức, viên chức đồng thời cũng là đối tượng cựu chiến binh, để chứng minh được hưởng BHYT cao hơn theo đối tượng cựu chiến binh (được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi được hưởng BHYT) bạn cần xuất trình quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành cho cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để được đổi thẻ theo quy định.
Câu 117. Bạn đọc Trần Hằng hỏi: Tôi có người nhà bị bệnh liệt mềm tứ chi, mã bệnh ICD: G82.2 (trích từ giấy ra viện). Vậy, BHXH Việt Nam cho tôi hỏi người nhà tôi có được hưởng quyền lợi đối với bệnh dài ngày theo Thông tư 46/2016/TT-BYT không? Nếu không được, cho tôi biết văn bản nào quy định?
BHXH Việt Nam hỏi:
Thông tư 46/2016/TT-BYT chỉ quy định mã bệnh G82 (liệt 2 chân hoặc liệt tứ chi) là bệnh cần điều trị dài ngày.
Vì vậy, mã bệnh G82.2 của bạn không thuộc danh mục bệnh quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT nên không được hưởng quyền lợi đối với bệnh dài ngày.
Câu 116. Bạn đọc Nguyễn Thu Hương hỏi: Cho tôi hỏi, thẻ BHYT có giới hạn số tiền khám/lần và số lần khám trong một tháng không? Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định tại Luật BHYT, mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT.
Vì vậy, thẻ BHYT không giới hạn số tiền khám/lần và số lần khám trong 1 tháng. Tuy nhiên, trường hợp người tham gia đi KCB tại nhiều cơ sở KCB khác nhau trong cùng 1 ngày/1 tuần/1 tháng với cùng 1 bệnh hoặc được chỉ định trùng lặp chi phí thuốc/hóa chất/VTYT/DVKT thì căn cứ trên kết quả giám định BHYT, cơ quan BHXH sẽ xác định chi phí KCB BHYT được quỹ BHYT thanh toán.
Câu 115. Bạn đọc có địa chỉ email tranthuy96...@gmail.com hỏi: Từ ngày 01/12/2018, tôi tham gia BHXH tại doanh nghiệp nhưng đến nay phát hiện số chứng minh thư trên bìa sổ bị sai. Tôi cần làm thủ tục gì để thay đổi số chứng minh thư cho đúng. Việc sai xót này có ảnh hưởng đến quá trình đóng BHXH và thẻ BHYT của tôi không? Xin cảm ơn!
Đề nghị lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), tại mục IV, Phần II. Nội dung thay đổi yêu cầu ghi số CMT đúng gửi cơ quan BHXH để thực hiện điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu. Việc sai sót này không ảnh hưởng gì dến quá trình đóng BHXH và thẻ BHYT của bạn.
Câu 114. Bạn đọc Ngọc Dung hỏi: Tôi làm việc tại công ty A được 15 năm nhưng vì là DN nhỏ nên tôi và 3 nhân viên khác không được đóng BHXH. Nay, ông chủ tôi có đồng ý đóng bổ sung BHXH với từng đó thời gian tôi làm việc. Vậy, tôi có được tham gia BHXH bắt buộc tính từ thời điểm đó hay phải mua BHXH tự nguyện? Nếu vậy thì chủ DN có bị xử phạt và phải đóng BHXH cho cả các thành viên khác không? Xin cảm ơn.
Căn cứ quy định tại Điều 122 Luật BHXH năm 2014, Điều 49 Luật BHYT hợp nhất số 01/VNHN-VBQH ngày 10/7/2014; Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Điều 216 Bộ Luật Hình sự năm 2015, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải nộp số tiền lãi BHXH, BHTN bằng hai lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề, BHYT bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền thời gian chậm đóng ngoài ra người sử dụng lao động còn bị phạt tiền với mức từ 12%-15% tổng số tiền phải đóng BHXH, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) và bị phạt từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ từ một năm hoặc phạt từ 03 tháng đến một năm đối với đơn vị sử dụng lao động gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng, đóng không đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN từ 06 tháng trở lên.
Đối chiếu với quy định trên đơn vị sử dụng lao động phải truy đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng, theo quy định và bị phạt mức tiền 12%-15% (tối đa không quá 75 triệu đồng) và bị xử lý theo điều 216 Bộ Luật Hình sự 2015 nêu trên. Đề nghị ông/bà liên hệ cơ quan BHXH gần nhất để tiến hành thanh tra, kiểm tra đảm bảo quyền lợi của người lao động thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định.
Câu 113. Bạn đọc có địa chỉ email dungle286..@gmail.com hỏi: Công ty chậm đóng tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Nay người lao động muốn kịp làm chế độ hưởng BH thất nghiệp, cho hỏi người lao động có thể tự nộp tiền BH thất nghiệp để kịp làm hồ sơ hưởng BH thất nghiệp không? Trân trọng cảm ơn.
Căn cứ Khoản 2 Điều 21, Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH năm 2014, Khoản 3 Điều 18 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì người SDLĐ có trách nhiệm đóng BHXH và hàng tháng trích từ tiền lương của NLĐ để đóng cùng 1 lúc vào quỹ BHXH.
Do đó không có căn cứ để NLĐ tự đóng cả phần trách nhiệm đóng của người SDLĐ. Để kịp thời hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ, người SDLĐ phải đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN đến thời điểm NLĐ nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 112. Bạn đọc Ngô Thị Mai hỏi: Hiện thẻ BHYT của tôi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Quân y 354 (Ba Đình, Hà Nội). Do một số lý do, tôi muốn chuyển nơi đăng ký đến Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) có được không? Nếu được, tôi cần thực hiện những thủ tục gì?
BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Do Bệnh viện Quân y 354 và Bệnh viện ĐK Đống Đa đều là Bệnh viện tuyến tỉnh. Vì vậy, theo quy định về đăng ký KCB BHYT ban đầu, người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quyền đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu tại cơ sở KCB tuyến tỉnh/trung ương khi trên địa bàn không có cơ sở KCB tuyến xã/huyện hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc KCB ban đầu cho người tham gia BHYT hoặc cơ sở tuyến tỉnh/trung ương có đủ khả năng tiếp nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu.
Vì vậy, trường hợp Bệnh viện Đa khoa Đống Đa đủ điều kiện tiếp nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu thì Bạn được đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu về cơ sở này.
Vào đầu mỗi quý, đề nghị Bạn đến cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ để được hướng dẫn thủ tục thay đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu.
Câu 111. Bạn đọc có địa chỉ email doan.min...@gmail.com hỏi: Tôi tham gia BHXH, BHYT tại công ty tôi đang làm việc từ 11/2017. Tôi được cấp thẻ BHYT với nơi khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện 198 (Bộ Công An) - Mã: 01-043; nhưng sau đó, tôi bị mất thẻ BHYT nên đã yêu cầu cấp lại và xin đổi lại nơi KCB về Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội - Mã 01-028, nhưng khi được nhận thẻ BHYT, trên thẻ vẫn ghi nơi ĐK KCB ban đầu là: Bệnh viện 198 (Bộ Công An) - Mã: 01-043. Tôi muốn đổi nơi KCB ban đầu về Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội thì phải làm thế nào?
Do Bệnh viện 198 và Bệnh viện YHCT đều là Bệnh viện tuyến tỉnh. Vì vậy, theo quy định về đăng ký KCB BHYT ban đầu, người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quyền đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu tại cơ sở KCB tuyến tỉnh/trung ương khi trên địa bàn không có cơ sở KCB tuyến xã/huyện hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc KCB ban đầu cho người tham gia BHYT hoặc cơ sở tuyến tỉnh/trung ương có đủ khả năng tiếp nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu.
Vì vậy, trường hợp Bệnh viện YHCT Hà Nội đủ điều kiện tiếp nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu thì Bạn được đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu về cơ sở này.
Câu 110. Bạn đọc có địa chỉ email trlehoa2...@gmail.com hỏi: Công ty tôi có 1 người lao động nghỉ do tai nạn giao thông phải phẫn thuật nắn trật khớp, thời gian nằm viện từ 11/08/2019 đến 21/08/2019. Trong thời gian nằm viện có cung cấp thẻ BHYT nhưng vẫn phải thanh toán thêm 3.200.000 đồng. Khi ra viện, chỉ có giấy ra viện và có biên lai thu viện phí, trong giấy ra viện ghi mã bệnh là S62.4 và có yêu cầu nghỉ dưỡng sức từ 22/08/2019 đến 31/08/2019. Cho tôi hỏi: Trường hợp này người lao động là nghỉ dài ngày hay ngắn ngày? Công ty tôi cần làm những thủ tục gì để người lao động được hưởng trợ cấp? Người lao động có thể nhận lại khoản tiền thanh toán thêm không? (NLĐ tham gia BHXH dưới 15 năm). Xin cảm ơn!
Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH quy định: Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế được giải quyết hưởng chế độ ốm đau. Trường hợp người lao động nghỉ việc ốm đau do bệnh mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế (Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế) thì được hưởng chế độ ốm đau dài ngày.
Căn cứ quy định nêu trên, mã bệnh S62.4 không nằm trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế nên người lao động thuộc công ty bạn được hưởng chế độ ốm đau thông thường.
Khoản 2 Điều 102 Luật BHXH quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH.
Để được thanh toán khoản chi phí khám chữa bệnh phải thanh toán thêm, cơ quan BHXH phải thực hiện giám định và thông báo các chi phí được thanh toán (nếu có).
Câu 109. Bạn đọc có địa chỉ email tuanhle09..@gmail.com hỏi: Tôi đã tham gia BHXH được 7 tháng, nay tôi muốn dừng lại và thanh toán BHXH 1 lần thì có được hay không và cần làm những thủ tục gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động, trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
Đối chiếu quy định nêu trên, Bạn đã tham gia BHXH được 7 tháng thì sau 1 năm nghỉ việc và không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện mà có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
Theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH năm 2014, hồ sơ hưởng BHXH một lần đối với trường hợp của Bạn gồm:
- Sổ BHXH;
- Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.
Bạn có thể nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần theo quy định cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được giải quyết.
Đề nghị Bạn đối chiếu quy định nêu trên với trường hợp cụ thể của Bạn và cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng BHXH một lần.
Câu 108. Bạn đọc Bình Điền hỏi: Người thân của mình đi tái khám BHYT bệnh đái tháo đường ở một bệnh viện đa khoa. Trong cùng ngày đó, người thân mình cũng đi khám ở một bệnh viện chuyên khoa về mắt nhưng bệnh viện mắt này yêu cầu phải khám theo dịch vụ (không được khám BHYT) với lý do trong ngày, người bệnh đã khám BHYT ở một bệnh viện khác. Vậy trong trường hợp này, việc bệnh viện mắt từ chối thanh toán BHYT cho người thân mình là đúng hay sai? Nếu đúng, xin cơ quan BHXH cho biết văn bản nào quy định điều này? Xin cảm ơn.
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 2 Luật BHYT giám định BHYT là hoạt động chuyên môn do tổ chức BHYT tiến hành nhằm đánh giá sự hợp lý của việc cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia BHYT, làm cơ sở để thanh toán chi phí KCB BHYT.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 29 Luật BHYT nội dung của công tác giám định bao gồm:
- Kiểm tra thủ tục KCB BHYT;
- Kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh;
- Kiểm tra, xác định chi phí KCB BHYT.
Vì vậy, quỹ BHYT không thanh toán trùng lặp đối với trường hợp trong cùng 1 ngày đi khám cùng 1 bệnh tại các cơ sở KCB khác nhau hoặc có chỉ định sử dụng thuốc trùng lặp đối với các bệnh khác nhau.
Đối với trường hợp của người thân Ông/Bà trong cùng một ngày đi khám các bệnh khác nhau tại các cơ sở KCB khác nhau thì quỹ BHYT vẫn thanh toán chi phí KCB BHYT theo quy định.
Câu 107. Bạn đọc có địa chỉ email vovanhoang5987@gmail.com hỏi: Thẻ BHYT của tôi có giá trị sử dụng đến ngày 31/12/2018. Đến nay tôi quên chưa gia hạn, nay tôi mua tiếp thời gian còn lại của năm 2019. Vậy tôi có được hưởng 05 năm liên tục không? Trước đó tôi đã đủ 05 năm liên tục từ 01/06/2018.
Theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước, trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Do Ông/bà không kịp thời gia hạn khi thẻ BHYT cũ hết hạn nên đến thời điểm hiện nay đã gián đoạn trên 03 tháng. Vì vậy, khi tiếp tục tham gia BHYT sẽ không được tính là tham gia BHYT 05 năm liên tục.
Câu 106. Bạn đọc có địa chỉ email 14480...@hcmut.edu.vn hỏi: Trước đây tôi có tham gia BHYT tại trường. Hiện tại tôi tốt nghiệp về quê và tham gia BHYT hộ gia đình. Vậy cách tính BHYT của tôi theo 5 năm liên tục như thế nào? Và tra quá trình tham gia BHYT ở đâu?
- Trường hợp Bạn tham gia BHYT hộ gia đình nối tiếp với ngày hết hạn của thẻ BHYT học sinh hoặc gián đoạn tối đa không quá 03 tháng sẽ được tính là thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục.
- Trường hợp tham gia BHYT gián đoạn trên 03 tháng sẽ không được tính là thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục.
Để tra cứu quá trình tham gia BHYT, đề nghị Bạn đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được cung cấp thông tin hoặc gọi điện đến số điện thoại Tổng đài chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam: 19009068 để được hỗ trợ tra cứu.
Câu 105. Bạn đọc Hoàng Thanh Tú hỏi: Tôi tham gia BHYT theo diện đăng ký mới. Thẻ BHYT của tôi có giá trị sử dụng từ ngày 28/7/2019. Vậy cho tôi hỏi, tôi sinh con sau đó 2 tháng thì tôi có đc BHYT thanh toán viện phí không? Tôi xin cảm ơn.
Thẻ BHYT của Bạn có giá trị sử dụng từ ngày 28/7/2019 nên từ ngày này trở đi Bạn sẽ được quỹ BHYT thanh toán các chi phí KCB BHYT (trong đó có chi phí sinh con) theo quy định.
Câu 104. Bạn đọc Nguyễn Nam hỏi: Thẻ BHYT của tôi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện đa khoa huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Khi đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức (TP.Hà Nội) thì ngoài thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có dán ảnh, tôi cần phải mang theo giấy tờ gì nữa không? Và mức hưởng BHYT của tôi khi khám tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn.
Do Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức là bệnh viện tuyến huyện nên khi đến KCB tại đây Bạn chỉ cần xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh. Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB trong phạm vi hưởng BHYT và theo mức hưởng của Bạn.
Câu 103. Bạn đọc có địa chỉ email hoaptq...@gmail.com hỏi: Một trường hợp cán bộ hưu trí là lái xe tại Ủy ban thống nhất Trung ương có quá trình công tác từ 04/1974 đến 09/1975. Vậy trường hợp cán bộ này muốn đổi mã hưởng từ HT3 sang HT2 có được không?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm: “Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Việc công ty không xác nhận thời gian đống BHXH khi bạn nghỉ việc là vi phạm quy định của pháp luật. Đề nghị bạn liên hệ với tổ chức công đoàn của công ty hoặc cơ quan quản lý nhà nước về lao động để được bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp khi tham gia BHXH.
Bạn có thể tra cứu quá trình đóng BHXH qua website: http://baohiemxahoi.gov.vn để tra cứu trực tuyến quá trình tham gia BHXH hoặc gọi điện cho tổng đài 19009068 hoặc nhắn tin cú pháp TC BHXH {mã số BHXH} gửi 9079 để tra cứu thời gian đón BHXH hoặc soạn TC BHXH {mã số BHXH} {từ tháng/năm} {đến tháng/năm} gửi 8079 để tra cứu thời gian đóng BHXH theo khoảng thời gian nhất định.
Câu 102. Bạn đọc có địa chỉ email qs.22..@gmail.com hỏi: Tôi tên Lê Thanh Tài, năm 2001-2003 tôi có làm công ty SAVI WOODTECH, sau đó tôi nghỉ đi học, khi về làm việc tôi bị thất lạc mất sổ BHXH cũ và CMND, do đó tôi mất 3 năm tham gia đóng BHXH. Nay tôi muốn gộp sổ có được không và cần những thủ tục gì?
Để thực hiện hôp sổ BHXH bạn lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu TK1-TS. Tại Điểm 4, Mục II Nội dung thay đổi, yêu cầu ghi rõ quá trình đóng BXH tại đơn vị cũ, kèm theo sổ BHXH, bạn đề nghị công ty cũ thực hiện chốt sổ theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014, sau đó thực hiện gộp sổ theo quy định.
Câu 101. Bạn đọc Vũ Thuyên hỏi: Em muốn biết số thẻ BHYT của em khi thẻ cũ đã bị mất thì em phải làm thế nào?
Để tra cứu thông tin về thẻ BHYT, cụ thể là mã thẻ BHXH ( Mã số BHXH ), bạn có thể thực hiện một trong số những cách sau:
1. Kiểm tra qua DS cấp thẻ BHYT lưu tại trường bạn đã học
2. Tra cứu số BHXH trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam (http://baohiemxahoi.gov.vn) – với điều kiện khai báo được đầy đủ các thông tin của bạn gồm: Họ tên, ngày sinh, địa chỉ theo hộ gia đình ( xã, huyện, tỉnh và số CMND).
3. Gọi trung tâm Hỗ trợ khách hàng của BHXH Việt Nam qua tổng đài: 19009068
4. Liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, bưu điện văn hóa xã, UBND xã, đơn vị, đại lý thu nơi bạn tham gia BHXH, BHYT, cơ sở khám chữa bệnh BHYT để được giải đáp.
Câu 100. Bạn đọc có địa chỉ email myhuyennt...@gmail.com hỏi: Năm 2016, tôi có tham gia BHXH được 8 tháng sau đó nghỉ việc. Tôi chưa hưởng BHXH 1 lần và ngừng đóng đến 3 năm sau tôi đi làm và tiếp tục tham gia BHXH với số sổ BHXH cũ. Như vậy, tôi có được cộng nối 8 tháng trước đó hay không? Nếu có, cần làm thủ tục gì hay không? Xin cảm ơn!
Căn cứ theo quy định tại khoản 5, Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.” Như vậy, thời gian tham gia BHXH 8 tháng trước khi nghỉ việc sẽ được cơ quan BHXH cộng nối với thời gian tham gia BHXH sau này.
Đề nghị bạn kiểm tra quá trình tham gia BHXH của mình qua các cách sau:
- Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam: http://baohiemxahoi.gov.vn
- Tra cứu bằng cách gửi tin nhắn điện thoại SMS tới số 8079
Sau khi tra cứu, nếu thấy quá trình tham gia của bạn chưa được cộng nối thời gian trước đây thì bạn liên hệ với cơ quan BHXH để được hướng dẫn.
Câu 99. Bạn đọc có địa chỉ email lucthisonoivu...@gmail.com hỏi: Bà Nguyễn Thị T được Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định điều động từ Cơ quan A sang cơ quan B từ ngày 01/09/2019, quyết định ký từ ngày 27/08/2019. Tại cơ quan A đơn vị đã thực hiện đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho bà T đến hết tháng 8/2019, do cuối tháng nên cơ quan A chưa nộp hồ sơ báo giảm kịp thời cho bà T. Đầu tháng 9 cơ quan A mới thực hiện xong thủ tục báo giảm, đồng thời trong tháng 9 cơ quan B đã thực hiện chi trả tiền lương trích nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho bà T đúng theo quy định. Theo cơ quan BHXH huyện thì cơ quan A đã báo giảm chậm, nên cơ quan A vẫn phải nộp số tiền bảo hiểm y tế tháng 9 cho bà T. Như vậy, trong tháng 9 đồng thời có 2 cơ quan nộp bảo hiểm y tế cho bà T. Như vậy, BHXH huyện làm đúng không, nếu đúng thì văn bảo nào quy định?
Căn cứ Luật BHYT, trường hợp bà T có quyết định điều động sang làm việc và hưởng lương tại cơ quan B từ ngày 01/9/2019 thì cơ quan B có trách nhiệm đóng BHYT tháng 9/2019 cho bà. Cơ quan A không phải đóng BHYT tháng 9/2019 cho bà. Đề nghị bà T liên hệ với cơ quan BHXH huyện để được giải quyết.
Câu 98. Bạn đọc Phạm Đại hỏi: Em tham gia BHYT theo diện sinh viên, thẻ của em hết hạn vào ngày 31/7/2019, giờ em muốn gia hạn thẻ BHYT thì phải làm thế nào? Em cám ơn.
Theo như bạn hỏi, trường hợp bạn là sinh viên năm cuối, sau khi kết thúc khóa học. Bạn không thuộc đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại khoản 1,2,3,4 Luật BHYT thì bạn tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình. Khi đăng ký tham gia BHYT bạn cung cấp mã số BHXH (mã thẻ BHYT) cho cơ quan BHXH hoặc Đại lý thu BHXH, BHYT, đóng tiền mua thẻ BHYT để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT theo quy định.
Câu 97. Bạn đọc có địa chỉ email hang.bui.hv..@gmail.com hỏi: Đến ngày 01/10/2019, em có đủ 5 năm liên tục tham gia đóng BHYT. Hiện, em đang là sinh viên năm cuối nên thẻ BHYT của em đến 30/6/2019 là hết hạn. Vậy giờ em muốn tham gia BHYT đến ngày 01/10/2019 có được không? Nếu được thì em tham gia ở đâu? Em xin cảm ơn.
Trường hợp bạn tốt nghiệp và không thuộc đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại khoản 1,2,3,4 Luật BHYT thì bạn tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình. Khi đăng ký tham gia BHYT bạn cung cấp mã số BHXH (mã thẻ BHYT) cho cơ quan BHXH hoặc Đại lý thu BHXH, BHYT, đóng tiền mua thẻ BHYT để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT theo quy định.
Câu 96. Bạn đọc có địa chỉ email duocnd@...edu.vn hỏi: Số chứng minh thư hiện nay của tôi không giống với số chứng minh thư cũ (đã bị mất) và số chứng minh thư trên hệ thống tra cứu của BHXH. Tôi xin hỏi, muốn thay đổi thông tin cá nhân trên hệ thống BHXH thì phải làm những gì?
Để thực hiện thay đổi số CMND trong sổ BHXH, đề nghị bạn lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu TK1-TS nộp cho cơ quan BHXH để thực hiện điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu.
Câu 95. Bạn đọc có địa chỉ email haminhkhue22091989@gmail.com hỏi: Theo kết quả tra cứu trên Website https://baohiemxahoi.gov.vn, tôi thấy mình có 2 số sổ BHXH. Điều này có gì bất thường không? Tôi có cần thiết phải đề nghị cơ quan BHXH chuyển giúp tôi về duy nhất 1 số sổ không?
Mỗi người tham gia chỉ được cấp một mã số BHXH duy nhất do đó trường hợp bạn có 2 số sổ BHXH có quá trình công tác khác nhau thì bạn làm thủ tục gộp sổ BHXH. Để thực hiện gộp sổ BHXH bạn cần lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Theo mẫu TK1-TS) gửi cơ quan BHXH để xem xét và giải quyết.
Câu 94. Bạn đọc có địa chỉ email ngohien0101...@gmail.com hỏi: Thời điểm tháng 10/2012, em làm việc tại công ty Sam Sung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10/2013, em nghỉ việc và không được công ty chốt sổ BHXH. Giờ em phải làm gì để được chốt sổ BHXH? Cá nhân em có thể tự làm thủ tục chốt sổ BHXH được không?
Câu 93. Bạn đọc có địa chỉ email minhnguyen.nt177@gmail.com hỏi: Tôi hiện là sinh viên đại học, khoá học của tôi trong vòng 4 năm. Tôi hiện đang tham gia BHYT tại trường, về thời hạn tích luỹ 5 năm liên tục, thì khi kết thúc 4 năm học, tôi sẽ không thể tham gia BHYT tại trường, tức mã thẻ sẽ thay đổi. Vậy, tôi tham gia BHYT ở đối tượng khác thì có thể tích luỹ để tính 5 năm liên tục không? Hay phải tích luỹ lại từ đầu với thẻ mới?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CƠ của Chính phủ, trường hợp của bạn nếu sau khi ra trường tiếp tục tham gia theo đối tượng khác (nếu gián đoạn không quá 03 tháng) thì thời gian tham gia BHYT ở trường đại học được nối với thời gian tham gia sau này để được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.
Câu 92. Bạn đọc có địa chỉ email eminentz...@gmail.com hỏi: Tôi tham gia BHXH và được cấp sổ BHXH tại TP.HCM, nhưng từ tháng 5 năm 2018 tôi vào làm việc tại công ty NETMARK VN và công ty đóng BHXH cho tôi tại TP.Hà Nội. Nay khi tra cứu lại tôi phát hiện có 2 mã số BHXH khác nhau. Vậy tôi muốn hỏi tại sao mã số trong 2 sổ BHXH của tôi không trùng nhau? Tôi có cần thiết phải thống nhất lại 1 mã số BHXH hay không?
Mỗi người tham gia chỉ được cấp 01 mã số BHXH duy nhất trong suốt quá trình tham gia BHXH, BHYT. Vì vậy, bạn lập tờ khai tham giam, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH để đề nghị hộp mã số BHXH cho bạn.
Câu 91. Bạn đọc có địa chỉ email phamdung.mt...@gmail.com hỏi: Tôi đóng BHXH Từ 04/2015 đến 05/2016 tại Công ty may Hưng Long có địa chỉ tại Hưng Yên, sau đó tôi nghỉ việc. Từ 11/2017, tôi tiếp tục đóng BHXH tại công ty Kyocera có địa chỉ tại Hưng Yên. Từ 04/2019, tôi đóng BHXH tại công ty During có địa chỉ tại Hải Dương nhưng tôi chưa chốt được quá trình tại công ty Kyocera và tôi đã bị mất sổ BHXH. Vậy tôi muốn xin cấp lại sổ BHXH có được không? Và báo cấp mất ở đâu, và tôi cần phải làm gì?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, bạn liên hệ với công ty Kyocera đề nghị cấp lại và xác nhận quá trình tham gia BHXH cho bạn.
Câu 90. Bạn đọc có địa chỉ email qs.22..@gmail.com hỏi: Tôi tên Lê Thanh Tài, năm 2001-2003 tôi có làm công ty SAVI WOODTECH, sau đó tôi nghỉ đi học, khi về làm việc tôi bị thất lạc mất sổ BHXH cũ và CMND, do đó tôi mất 3 năm tham gia đóng BHXH. Nay tôi muốn gộp sổ có được không và cần những thủ tục gì?
Câu 89. Bạn đọc có địa chỉ email hnglong...@gmail.com hỏi: Giáo viên trong thời gian nghỉ hè có được hưởng chế độ sẩy thai, ốm, dưỡng sức phục hồi sức khỏe không?
Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo thời gian nghỉ hè là thời gian nghỉ phép hàng năm, thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau: Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điểm 1.2 Khoản I Công văn số 4831/LĐTBXH-BHXH ngày 17/11/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn: Trong thời gian người lao động nghỉ phép hàng năm không giải quyết chế độ thai sản khi khám thai, sẩy nạo, hút thai, phá thai bệnh lý hoặc thai chết lưu và chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Căn cứ quy định nêu trên giáo viên trong thời gian nghỉ hè không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản khi khám thai, sẩy nạo, hút thai, phá thai bệnh lý hoặc thai chết lưu và chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Câu 88. Bạn đọc có địa chỉ email nongtuananh1...@gmail.com hỏi: Vợ em không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, vì là giáo viên hợp đồng, nên thời gian tham gia bảo hiểm bị ngắt quãng bởi 3 tháng hè. Tuy nhiên, em tham gia BHXH được 2 năm 9 tháng và đóng đều liên tục. Vợ em dự kiến sinh vào tháng 11/2019, vậy em có được hưởng chế độ thai sản không? Và nếu được thì em được hưởng những gì?
Điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam là: “Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con”
Điều 38 Luật BHXH và khoản c Điểm 2 Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về việc thực hiện chế độ BHXH theo Luật BHXH năm 2014 quy định: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH hoặc mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu tại thời điểm vợ Bạn sinh con Bạn đang đóng BHXH thì Bạn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH như sau: “05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc”.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp vợ Bạn tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì Bạn được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
Câu 87. Bạn đọc có địa chỉ email nhan...@namduoc.vn hỏi: Tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định: "Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH TNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT". Tháng 7/2019 tôi có nghỉ hưởng ốm đau 15 ngày nhưng cơ quan BHXH quận vẫn thu tiền BHYT và chỉ giảm tiền BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Nhờ BHXH Việt Nam giải đáp?
Trường hợp bạn phản ánh, bạn báo với đơn vị bạn đang công tác đề nghị cơ quan BHXH quận thực thiện theo đúng quy định tại Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Câu 86. Bạn đọc có địa chỉ email hongnhu...@mail.freewell-vn.com hỏi: Một người lao động đã bị tai nạn lao động năm 1998 với tỉ lệ thương tật là 51%, và được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng từ đó đến nay. Hiện nay, người lao động này vào làm việc tại công ty tôi thì họ có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không? Và công ty tôi có phải đóng BHXH cho họ không?
Theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH năm 2014 và Điều 4 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTTLĐ-BNNN; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam thì trường hợp người lao động đã bị tai nạn lao động năm 1998 với tỷ lệ thương tật là 51% và được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng từ đó đến nay. Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Công ty và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định.
Câu 85. Bạn đọc có địa chỉ email nguyenkt...@gmail.com hỏi: Hiện nay tôi mới xin nghỉ việc ở công ty cũ và đang đi học thêm về chuyên ngành, dự kiến khoảng 1-2 năm nữa mới đi làm tiếp. Thẻ bảo hiểm y tế của tôi (được công ty đóng cho) vừa mới hết hạn. Cho hỏi: Tôi muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế thì cần làm gì? Mã thẻ của tôi: DN4010115014171, Ngày sinh: 30/3/1990. Trân trọng cảm ơn.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi bổ sung năm 2014,trong thời gian nghỉ việc bạn thuộc đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Hồ sơ tham gia BHYT hộ gia đình thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam: Khi đăng ký tham gia BHYT bạn cung cấp mã số BHXH (mã thẻ BHYT) cho cơ quan BHXH hoặc Đại lý thu BHXH, BHYT, đóng tiền mua thẻ BHYT để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT theo quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Câu 84. Bạn đọc có địa chỉ email nguyenthiminhanh2...@gmail.com hỏi: Tôi ký hợp đồng lao động với UBND xã A từ năm 2015 đến nay với vị trí kế toán. Tháng 7/2019, tôi được tuyển dụng vào công chức kế toán xã A (ngay vị trí cũ tôi từng làm hợp đồng). Trong thời gian ký hợp đồng lao động, tôi có tham gia đầy đủ BHXH theo Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH. Tuy nhiên, BHXH huyện xác nhận: Từ năm 2015 đến 7/2019 tôi không phải là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, kết luận như vậy là đúng hay sai? Tôi chân thành cám ơn.
Căn cứ quy định tại Điều 2, Điều 11 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Công văn số 2815/BNV-CCVC ngày 29/7/2014 của Bộ Nội vụ về việc vướng mắc trong thực hiện BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thì trường hợp của bà có thờ gian từ năm 2015 đến tháng 7/2017 làm việc theo hợp đồng lao động tại Ủy ban nhân dân xã không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Câu 83. Bạn đọc có địa chỉ email vanluunguy...@gmail.com hỏi: Tôi hiện là cán bộ hưu trí, tôi tham gia quân đội năm 1980, ra quân 1983, công tác ở đơn vị (T64 tên lửa săn ngầm) thuộc Bộ Tư lệnh 3 Hải quân. Năm 1989, tôi được kết nạp vào hội cựu chiến binh. Năm 2018, tôi được trao tặng kỷ niệm chương cựu chiến binh. Hiện nay, tôi đang hưởng BHYT mã 3. Vậy, theo quy định tôi có được đổi mã BHYT từ 3 sang 2 hay không? Thủ tục để đổi mã quyền lợi như thế nào?
Căn cứ Điểm 2 Khoản 15 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi Bổ sung 1 số Điều của Luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2014 quy định “Trường hợp 1 người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.
Trường hợp của ông (theo nội dung câu hỏi) là đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng chưa nêu rõ các giấy tờ chứng minh hưởng quyền lợi BHYT cao theo đối tượng cựu chiến binh quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ. Vì vậy, ông cần liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn và đổi thẻ theo quy định.
Câu 82. Bạn đọc có địa chỉ email nguyenngoc2206...@gmail.com hỏi: Tôi cần thông tin để phục vụ việc làm thẻ bảo hiểm y tế cho con trai vào lớp 1. Kính mong BHXH Việt Nam hỗ trợ cung cấp cho tôi mã số bảo hiểm xã hội (Tên: Nguyễn Thị Ngọc, Số CMTND 125077257).
Để tra cứu mã số BHXH, bạn có thể thực hiện 1 trong những cách sau:
1. Tra cứu trên cổng thông tin BHXH Việt Nam (http://baohiemxahoi.gov.vn)
2. Gọi trung tâm hỗ trợ khách hàng của BHXH Việt Nam qua tổng đài 19009068.
3. Liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH Việt Nam để được giải đáp.
Câu 81. Bạn đọc có địa chỉ email dao…@gmail.com hỏi: Tôi có thẻ BHYT cấp từ ngày 01/7/2016 và hạn sử dụng đến ngày 31/12/2018. Tôi tra cứu trên mạng BHXH thì thấy ghi "Chủ thẻ đã được cấp mã thẻ mới, hạn thẻ từ 15/3/2018 đến 31/12/2021”, nhưng thực tế, tôi vẫn chưa nhận được thẻ BHYT mới. Vậy, tôi phải làm gì và đến đâu để lấy được thẻ mới này?
Ngày 8/8/2017, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 3340/BHXH-ST về việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo mã số BHXH sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế tại Công văn số 4184/BYT-BH ngày 26/7/2017. Theo đó, người tham gia được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXXH để sử dụng lâu dài, không phản đối lại hàng năm.
Trường hợp của bạn đã được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH, vì vậy đề nghị bạn liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, bưu điện văn hóa xã, UBND cấp xã, đơn vị, đại lý thu…nơi đang tham gia BHXH, BHYT để được hướng dẫn và nhận thẻ mới theo quy định.
Câu 80. Bạn đọc có địa chỉ email lucvanduong04..@gmail.com hỏi: Tôi là người dân tộc Nùng, khi ở nhà tôi được cấp thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số. Nhưng khi tôi đi làm được đóng BHYT tại công ty nên được cấp thẻ BHYT có mã DN. Tuy nhiên, ngày 30/04/2019 tôi đã nghỉ việc và trả lại thẻ BHYT cho công ty để về nhà. Vậy khi về nhà tôi có được cấp lại thẻ BHYT người dân tộc thiểu số và gộp thời gian đã tham gia BHYT để tính liên tục không?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 9 Ddeiefu 3 Nghị định số 146/2018-NĐ-CP ngày 17/10/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành 1 số Điều của Luật BHYT thì người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được Ngân sách nhà nước cấp thẻ BHYT.
Trường hợp của bạn, nếu đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì được Ngân sách nhà nước cấp thẻ BHYT. Trường hợp thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng gđ không quá 3 tháng với thẻ BHYT được cấp trước đó thì thời gian tham gia BHYT trước đó định tính là thời gian tham gia BHYT liên tục theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Câu 79. Bạn đọc có địa chỉ email haisantailoc@gmail.com hỏi: Tôi muốn hỏi trường hợp người lao động bên tôi đã có BHYT 100% do quân đội cấp, nay tham gia lao động tại doanh nghiệp và được cấp thẻ mới. Vậy thẻ BHYT 100% do quân đội cấp có được sử dụng nữa không? Nếu dừng BHYT tại Doanh nghiệp và sử dụng BHYT 100% của quân đội cấp có được không?
Trường hợp của bạn theo nội dung câu hỏi chưa nêu rõ thẻ BHYT đã cấp cho bạn có quyền lợi được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh là thuộc đối tượng nào. Vì vậy, đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH cung cấp các hồ sơ giấy tờ cần thiết để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 78. Bạn đọc có địa chỉ email Phanthanh12...@yahoo.com.vn hỏi: Tôi sinh 24/9/1960, được nghỉ hưu theo Nghị định 46, nghỉ theo nguyện vọng (có giám định y khoa). Nếu tôi về hưu vào tháng 02/2020 thì tiền lương hưu và tiền BHXH do đóng dôi dư được tính thế nào, quá trình đóng BHXH tính đến tháng 02/2020 là 41 năm. Nếu đến tháng 09/2020 đúng tuổi về hưu mới nghỉ thì được hưởng như thế nào và thời gian được lĩnh là khi nào?
Theo thông tin Ông cung cấp, Ông sinh ngày 24/9/1960, nếu Ông bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có yêu cầu hưởng lương hưu vào tháng 02/2020 thì:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng sẽ giảm trừ 1% do nghỉ hưu trước tuổi (59 tuổi 6 tháng);
- Về thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (33 năm), ngoài lương hưu hàng tháng, Ông được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, cách tính như sau: Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trường hợp Ông có yêu cầu hưởng lương hưu vào tháng 9/2020 (đúng tuổi) thì Ông không bị giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi. Thời điểm hưởng lương hưu từ ngày 01/10/2020.
Do Ông không cung cấp thông tin cụ thể về quá trình đóng BHXH nên BHXH Việt Nam không có căn cứ để tính toán cụ thể lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
BHXH Việt Nam trả lời để Ông được biết.
Câu 77. Bạn đọc có địa chỉ email huongdtt159...@gmail.com hỏi: Tôi làm việc ở Cty DHL từ tháng 4/2015 đến hết tháng 8/2019 thì nghỉ việc. Trong thời gian làm việc có đóng BHXH bắt buộc liên tục. Như vậy, khi nghỉ việc có được hưởng trợ cấp BHXH cho mỗi năm làm việc 1/2 tháng lương đóng BHXH và chế độ BH thất nghiệp không? Thủ tục để hưởng được thực hiện ở đâu và cá nhân tự làm hay Cty DHL làm?
Về khoản trợ cấp BHXH cho mỗi năm nghỉ việc bằng ½ tháng lương đóng BHXH, quy định hiện nay không có khoản trợ cấp BHXH nào như vậy cả.
Về hưởng trợ cấp thất nghiệp: Nếu Bạn chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, đúng quy định của pháp luật, trong khoảng 3 tháng kể từ khi thôi việc, bạn nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi bạn muốn nhận trợ cấp thì sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, bạn chưa tìm được việc làm thì sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
Hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; Đề nghị hưởng TCTN theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trường hợp người lao động tham gia BHTN theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
Câu 76. Bạn đọc có địa chỉ email giangnc15...@gmail.com hỏi: Khi vợ tôi sinh con, tôi không đóng đủ liên tục BHXH thì tôi có được hưởng lương nghỉ việc chăm con không (tôi đóng BHXH được 10 năm, tuy nhiên trước khi vợ tôi sinh con có bị gián đoạn 01 tháng không đóng nên không liên tục trong 06 tháng).
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của Bạn nếu tại thời điểm vợ Bạn sinh con Bạn có đóng BHXH thì Bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
Câu 75. Bạn đọc có địa chỉ email tran...@rousselvietnam.com.vn hỏi: Tôi là nam giới, sinh tháng 11/1962, đi làm tại các tổ chức, cơ quan nhà nước ở TP HCM, từ tháng 7/1989 đến nay (tháng 9/2019). Tôi tham gia BHXH liên tục, nay vì lý do cá nhân, tôi xin nghỉ việc trước tuổi hưu (60 tuổi). Xin hỏi: Thời điểm hợp lý để xin nghỉ (năm, tháng nào) và lúc đó tôi sẽ có trợ cấp tiền từ BHXH tính theo cách nào? Nếu kết quả giám định y khoa suy giảm khả năng lao động của tôi là dưới 61 phần trăm thì mức hưởng lương hưu tính ra sao? Xin cảm ơn!
Theo quy định hiện hành và thông tin Ông cung cấp, BHXH Việt Nam trả lời Ông như sau:
Ông sinh tháng 11/1962, đến tháng 9/2019, Ông được 57 tuổi 11 tháng, có thời gian công tác là 30 năm 3 tháng. Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH thì Ông đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu.
Trường hợp Ông bị suy giảm KNLĐ từ 61% trở lên và Ông có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì Ông được nghỉ hưu trước tuổi, thời điểm hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.
Trường hợp Ông bị suy giảm KNLĐ dưới 61% thì Ông chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi.
Do thông tin Ông cung cấp chưa đầy đủ diễn biến tiền lương đóng BHXH của cả quá trình công tác nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể về cách tính mức hưởng lương hưu đối với Ông.
Đề nghị Ông cung cấp hồ sơ đến cơ quan BHXH địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 74. Bạn đọc có địa chỉ email lylinhphuo...@gmail.com hỏi: Cơ quan tôi có người lao động đến tuổi nghỉ hưu từ tháng 9/2019, nhưng nay phát hiện ra mình bị ung thư. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này, người đó có được hưởng BHXH 1 lần không?
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 và Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định điều kiện hưởng BHXH 1 lần thì ung thư là một trong những bệnh được hưởng BHXH 1 lần.
Đối chiếu quy định nêu trên, nếu người lao động tại cơ quan Bạn có hồ sơ thể hiện được cơ sở y tế xác định bị ung thư đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì được giải quyết hưởng BHXH 1 lần.
BHXH Việt Nam cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung Bạn hỏi để Bạn nắm được. Đề nghị Bạn hướng dẫn người lao động cung cấp hồ sơ đến cơ quan BHXH địa phương nơi đang cư trú để được giải đáp cụ thể.
Câu 73. Bạn đọc có địa chỉ email mactuananha19...@gmail.com hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ 2017 đến 3/2019, vợ tôi không tham gia bảo hiểm xã hội. Trong thời gian này vợ tôi sinh mổ. Tôi đã nộp giấy tờ cho công ty để hưởng chế độ thai sản. Nhưng đến nay con tôi đã được 1,5 tuổi mà tôi vẫn chưa được hưởng chế độ thai sản. Từ 3/2019 tôi đã nghỉ việc ở công ty. Vậy chế độ thai sản đó tôi có được hưởng nữa không? Và tôi cần phải làm gì để nhận được tiền thai sản đó?
Điều 102 Luật BHXH và Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định:
Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Do Bạn không nêu rõ vợ Bnaj sinh con vào thời điểm nào nên cơ quan BHXH không có căn cứ để trả lời cụ thể đối với Bạn. Đề nghị Bạn liên hệ với Công ty để xác nhận việc Công ty đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH đối với Bạn và làm thủ tục đề nghị cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ thai sản cho Bạn tại thời điểm nào, số giấy hẹn của cơ quan BHXH với đơn vị sử dụng lao động để liên hệ với cơ quan BXHH nơi giải quyết trả lời cụ thể trường hợp của Bạn.
Câu 72. Bạn đọc có địa chỉ email dhgiang19..@gmail.com hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty từ tháng 6/2019, tôi dự kiến sinh con vào tháng 01/2020. Do sức khoẻ và công việc áp lực nên tôi dự tính hết tháng 11/2019 tôi sẽ xin nghỉ việc. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thì tự mình ra cơ quan BHXH làm thủ tục được không?
Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Khoản 4 Điều 31 Luật BHXH quy định: Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp của Bạn nếu Bạn thực sự làm việc và đóng BHXH từ tháng 6/2019 đến tháng 11/2019 và sinh con vào tháng 01/2020 thì trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020) Bạn có 06 tháng đóng BHXH. Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Câu 71. Bạn đọc có địa chỉ email nguyenhanh1446...@gmail.com hỏi: Cơ quan tôi có 1 nhân viên có vợ sinh con đến nay được 1 năm. Trong thời gian vợ của nhân viên này sinh con, tôi không biết nhân viên này cũng được hưởng chế độ thai sản là 02 tháng lương cơ sở. Vậy giờ tôi có làm bổ sung được không?
Đối chiếu với các quy định nêu trên, nếu nhân viên tại Công ty Bạn đủ các điều kiện theo quy định thì Bạn lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH nơi công ty Bạn đóng BHXH để được xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, cơ quan BHXH có hệ thống đối soát thông tin người hưởng các chế độ BHXH. Trường hợp nhân viên của bạn kê khai không đúng thông tin về việc hưởng chế độ thai sản của người vợ thì sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 70. Bạn đọc có địa chỉ email hpphamthao...@gmail.com hỏi: Tôi là viên chức nghỉ hưu. Tôi được cấp BHYT tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Do hoàn cảnh, tôi có chuyển về quê là Thái Thụy, Thái Bình. Trong thời gian chuyển BHYT về thì gặp nhiều khó khăn vì thiếu hết giấy tờ này đến giấy tờ khác. Đến 08/2019 tôi có nhập viện tại Bệnh viện Việt Bun Thái Bình, và kết quả là K. Tôi muốn hỏi nếu tôi được chuyển tuyến từ bệnh viện Việt Bun - Thái Bình lên bệnh viện K Hà Nội thì BHYT của tôi có được hưởng đúng tuyến ko?
Do Bệnh viện Việt Bun - Thái Bình không phải là cơ sở KCB BHYT nên khi ông/bà được chuyển tuyến từ Bệnh viện Bun – Thái Bình lên Bệnh viện K sẽ không được xem là đúng tuyến.
Để được hưởng đầy đủ quyền lợi KCB BHYT, đề nghị ông/bà chuyển đổi nơi đăng ký KCB ban đầu về 1 cơ sở KCB BHYT tại Thái Bình. Khi đó, cơ sở KCB BHYT này sẽ có trách nhiệm chuyển ông/bà nên tuyến trên nếu cơ sở KCB ban đầu không điều trị được K.
Câu 69. Bạn đọc có địa chỉ email aq339...@gmail.com hỏi: Tôi nhập ngũ từ tháng 11/1977 đến tháng 5/1981 thì xuất ngũ về cơ quan, tôi đã nghỉ hưu năm 2014. Như vậy, tôi có được hưởng mức chi trả khám chữa bệnh 100 % không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Do Ông/Bà cung cấp thông tin chưa đầy đủ (ví dụ: Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi đóng quân theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg) nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ để trả lời.
Đề nghị Ông/Bà đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn cung cấp các loại giấy tờ cần thiết để được chuyển đổi mức hưởng BHYT.
Câu 68. Bạn đọc Cao Thị Giang hỏi: Tôi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện 198 (Hà Nội). Nay tôi muốn sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì có được hưởng BHYT đúng tuyến không?
Bà sẽ được hưởng BHYT đúng tuyến khi có giấy chuyển tuyến từ Bệnh viện 198 đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Trường hợp Bà tự đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ được hưởng 60% chi phí sinh con trong phạm vi hưởng BHYT và theo mức hưởng của bà.
Câu 67. Bạn đọc có địa chỉ email maixh250320...@gmail.com hỏi: Hiện tôi đang là sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây là tôi ở Thái Bình nhưng đến 05/2019 tôi chuyển tới ở vùng kinh tế khó khăn là Tây Nguyên. Vậy tôi có được miễn giảm gì khi tham gia BHYT HSSV không?
Theo quy định tại Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT thì:
- Trường hợp người tham gia BHYT được xác nhận là đối tượng đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng 100% chi phí KCB BHYT;
- Trường hợp người tham gia BHYT là đối tượng Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì được hưởng 100% chi phí KCB BHYT;
Tuy nhiên, Bạn không thuộc 1 trong 2 đối tượng nêu trên nên không được miễn giảm khi tham gia BHYT HSSV.
Câu 66. Bạn đọc có địa chỉ email phongqn..@gmail.com hỏi: Kính gửi BHXH Việt Nam. Bà tôi năm nay 95 tuổi ở Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, được Nhà nước cấp thẻ BHYT. Tuy nhiên, do bà tôi già không rõ đã được cấp thẻ nên không ra xã lấy thẻ BHYT bản cứng. Ngày 19/8/2019 bà tôi có nhập bệnh viện Mắt Nam Định do bị viêm loét giác mạc nặng nên phải nhập viện điều trị ngay, sau đó gia đình tôi chưa cung cấp được thẻ BHYT cho bệnh viện. Tuy nhiên, nay gia đình tôi đã lấy được thẻ BHYT của bà, giá trị sử dụng từ 1/7/2019 đến 31/12/2020. Vậy, gia đình tôi bổ sung thẻ BHYT cho bệnh viện Mắt Nam Định thì bà tôi có được BHYT chi trả không và mức chi trả là bao nhiêu? Nếu gia đình tôi muốn chuyển bà lên tuyến Trung Ương (Bệnh viện mắt Trung ương) thì bà tôi có được BHYT chi trả không, và mức chi trả là bao nhiêu? Kính mong Cơ quan BHXH Việt Nam trả lời giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
- Trường hợp Bà của Bạn được bệnh viện Mắt Nam Định xác định là nhập viện trong tình trạng cấp cứu: phải xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện để được hưởng 100% chi phí KCB BHYT theo mức hưởng và trong phạm vi hưởng BHYT; Trường hợp Bà của Bạn nhập viện không trong tình trạng cấp cứu, không trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh thì không được hưởng quyền lợi BHYT.
- Để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT tại Bệnh viện Mắt Trung ương, bà của bạn phải có giấy chuyển tuyến từ Bệnh viện Mắt Nam Định.
Trường hợp tự đi KCB tại Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng và trong phạm vi hưởng BHYT, không thanh toán chi phí điều trị ngoại trú.
Câu 65. Bạn đọc có địa chỉ email maiquocdat...@gmail.com hỏi: Em là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội. Em có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở trường. Cho hỏi: Em muốn đi mổ lõm lồng ngực ở Bệnh viện 108 thì chuyển tuyến có được hỗ trợ BHYT không? Được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm?
Theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kĩ thuật, do cơ sở KCB nơi Bạn đăng ký KCB ban đầu không thể thực hiện được phẫu thuật mổ lõm lồng ngực nên phải có trách nhiệm chuyển Bạn lên cơ sở KCB tuyến cao hơn liền kề.
Trường hợp cơ sở KCB tuyến liền kề thực hiện được phẫu thuật thì Bạn sẽ được phẫu thuật tại cơ sở đó và được hưởng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT.
Trường hợp cơ sở KCB tuyến liền kề không thực hiện được phẫu thuật thì cơ sở đăng ký KCB BHYT ban đầu sẽ chuyển thẳng Bạn lên tuyến cao hơn (ví dụ Bệnh viện 108, Việt Đức….). Khi đó, Ban sẽ được quỹ BHYT thanh toán đầy đủ chi phí KCB BHYT trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT.
Trường hợp Bạn tự đến Bệnh viện 108 để thực hiện phẫu thuật nêu trên thì chỉ được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú.
Câu 64. Bạn đọc có địa chị email thanh.thanh38.p...@gmail.com hỏi: Tôi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tuyến trung ương, nhưng khi sinh con tôi muốn sinh ở tuyến huyện và khác tỉnh. Cho hỏi, tôi được bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu phần trăm? Và có được xem là đúng tuyến không?
Trường hợp của Bà khi đi sinh con tại Bệnh viện tuyến huyện của tỉnh khác không được xem là KCB BHYT đúng tuyến nhưng được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT khi sinh con tại cơ sở KCB này.
Câu 63. Bạn đọc có địa chỉ email nguyenhoangthu18..@gmail.com hỏi: Khi xin giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh mà chưa có điều kiện đi khám ngay trong ngày thì giấy đó được sử dụng trong bao nhiêu ngày làm việc?
Hiện nay, Giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT không quy định thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo việc khám, chữa bệnh được kịp thời, đề nghị Ông/Bà đến khám, chữa bệnh sớm sau khi được cấp Giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT.
Câu 62. Bạn đọc có địa chỉ email trannhatnhattran2000..@gmail.com hỏi: Hiện tại, tôi đang sinh sống tại địa bàn quận Long Biên, nhưng tôi công tác và làm việc tại doanh nghiệp thuộc địa bàn Từ Sơn - Bắc Ninh. Tôi muốn hỏi, tôi có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu về địa bàn tôi đang sinh sống được không, hay bắt buộc phải đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Từ Sơn - Bắc Ninh?
Bạn được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở KCB BHYT nơi sinh sống, có tiếp nhận đăng ký KCB BHYT ngoại tỉnh ban đầu theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.
Câu 61. Bạn đọc có địa chỉ email ngocthanh06x...@gmail.com hỏi: Tôi có hai thẻ BHYT: 1 thẻ có mã BT2 và 1 thẻ có mã DN4. Vậy cho tôi hỏi lúc khám chữa bệnh, tôi được hưởng quyền lợi như thế nào?
Theo quy định tại Luật BHYT, mỗi người tham gia BHYT chỉ được cấp 1 thẻ BHYT duy nhất, do đó Ông/Bà phải trả lại 1 thẻ BHYT.
Do Ông/Bà thuộc hai đối tượng tham gia BHYT nên sẽ tham gia theo đối tượng đầu tiên được xác định là DN và có mức hưởng đối tượng có quyền lợi cao nhất là 2.
Đề nghị Ông/Bà đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn thay đổi mức quyền lợi hưởng trên thẻ BHYT.
Câu 60. Bạn đọc có địa chỉ email: vekien19...@gmail.com hỏi: Theo quy định của nhà nước, hiện tôi đã được cấp thẻ căn cước mới thay cho số CMT cũ, tuy nhiên khi tôi tra trên hệ thống sổ BHXH vẫn hiện số CMT cũ và tra số thẻ căn cước mới không hiển thị. Vậy tôi muốn chuyển số CMT sang số thẻ căn cước mới phải làm thế nào và làm ở đâu?
Đề nghị lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), tại mục IV, Phần II. Nội dung thay đổi yêu cầu ghi số thẻ căn cước mới gửi cơ quan BHXH để thực hiện điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu.
Câu 59. Bạn đọc có địa chỉ email nguyen.nguy...@mtbk.com.vn hỏi: Tháng 3 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015 tôi đã tham gia BHXH, sau đó tôi nghỉ việc thì không đóng nữa. Hiện tại tôi có nhu cầu tiếp tục đóng BHXH nhưng dò tìm mã số BHXH cũ thì không có. Vậy số BHXH của tôi có bị xóa không và muốn xác minh lại ở đâu?
Đề nghị bạn cung cấp các thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMT, quận huyện nơi đóng BHXH cho cơ quan BHXH hoặc gọi điện cho tổng đài 19009068 để có cơ sở tra cứu mã số BHXH cho bạn.
Câu 58. Bạn đọc có địa chỉ email email4bear...@gmail.com hỏi: Sau thời gian nghỉ việc tại công ty cũ đã 6 tháng tôi chưa lấy sổ (do có vài vấn đề phát sinh), tôi cũng đang tạm dừng không đóng BHXH. Vậy tôi muốn hỏi mã số BHXH của tôi có còn hiệu lực không? Việc đóng BHXH bị gián đoạn như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào? Giờ tôi muốn làm sổ BHXH mới thì có được không?
Mỗi người tham gia chỉ được 01 mã số BHXH duy nhất trong suốt quá trình tham gia BHXH, BHYT.
Bạn chưa nêu rõ lý do vì sao chưa lấy sổ tại công ty cũ. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 5, Điều 21 Luật BHXH năm 2014 thì đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm “Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐ làm việc theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, bạn liên hệ với công ty cũ đề nghị trả sổ BHXH để tiếp tục tham gia đóng BHXH tại các đơn vị lao động khác sau này.
Câu 57. Bạn đọc có địa chỉ email kt.derchang20...@gmail.com hỏi: Tôi muốn hỏi người lao động có thể tự chốt sổ BHXH được không ạ? Thủ tục gồm những hồ sơ gì?
Đối với trường hợp bạn đang làm việc và nghỉ việc theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH nưm 2014, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm “Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, trường hợp này bạn đề nghị đơn vị cũ chốt sổ BHXH cho bạn ( Không thể tự chốt sổ BHXH).
Đối với trường hợp đơn vị lao động cũ của bạn không tồn tại, giải thể, phá sản, chủ sử dụng lao động bỏ trốn…bạn hãy lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHXH (Mẫu TK1-TS) nộp cơ quan BHXH đề nghị xác nhận thời gian đóng BHXH cho bạn.
Câu 56. Bạn đọc có địa chỉ email quyen@mmc.co.jp hỏi: Tôi đã kí hợp đồng chính thức, và đóng BHXH, BHYT từ tháng 8/2019. Cho tôi hỏi khoảng bao lâu thì tôi nhận được thẻ BHYT ạ?
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của tổng GĐ BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BHTNLĐ-BNN; quản lý số BHXH, thẻ BHYT thì thẻ BHYT cấp mới cho bạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy đinh.
Câu 10. Bạn đọc có địa chỉ email linhnham1...@gmail.com hỏi: Tôi bị mất sổ bảo hiểm xã hội, tôi phải làm thủ tục gì để được cấp lại sổ? Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật BHXH, quy trình thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH ngỳ 14/4/2017, đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cơ quan BHXH để được cấp lại sổ BHXH.
Câu 55. Bạn đọc có địa chỉ email hathuclk...@gmail.com hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tại, huyện Mê Linh đã chuyển về thành phố Hà Nội, tôi đã thay đổi số CMND. Vậy, bây giờ tôi phải làm thủ tục gì để phù hợp với sổ BHXH (hiện tại tôi tra cứu thông tin thì không thấy có trên hệ thống)?
Đề nghị lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), tại mục IV, Phần II. Nội dung thay đổi yêu cầu ghi số CMT mới gửi cơ quan BHXH để thực hiện điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu.
Câu 54. Bạn đọc có địa chỉ email tranthien089...@gmail.com hỏi: Trẻ em dưới 6 tuổi có quốc tịch nước ngoài, hiện đang cư trú (tạm trú) tại Việt Nam thì có được cấp thẻ BHYT trẻ em dưới 6 tuổi không, hoặc tham gia BHYT hộ gia đình được không?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn 1 số biện pháp thi hành 1 số điều của Luật BHYT thì UBND xã có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi. Trường hợp của con bạn, đề nghị liên hệ với UBND xã nơi cư trú để được lập DS cấp thẻ BHYT.
Câu 53. Bạn đọc có địa chỉ email Lanhuongyuu...@gmail.com hỏi: Em hiện là sinh viên năm thứ nhất và nhà trường yêu cầu cung cấp thông tin để làm thẻ BHYT mới. Trong đó có mục mã thẻ BHYT năm em học lớp 12. Nhưng vì em lỡ làm mất thẻ rồi nên không biết được mã thẻ BHYT. Cho em hỏi làm thế nào để có thể lấy lại được mã thẻ BHYT ạ? Em xin cảm ơn!
2. Tra cứu số BHXH trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam (http://baohiemxahoi.gov.vn)
4. Liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH Việt Nam tại khu vực bạn tham gia BHYT để được giải đáp.
Câu 52. Bạn đọc có địa chỉ email vudinhtien…@yahoo.com.vn hỏi: Tôi làm thủ tục chốt sổ BHXH để hưởng chế độ hưu trí và được cơ quan BHXH hẹn lấy kết vào ngày 25/09/2019. Đến ngày 04/09/2019, thẻ BHYT của tôi hết hạn nhưng hiện tôi đang bị bệnh cần đi khám chữa bệnh gấp thì phải làm thế nào để được cấp thẻ BHYT sớm hơn? Tôi xin chân thành cám ơn.
Căn cứ Khoản 5 Đềuy 47 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYt quy định
“Người lao động nghỉ hưởng chế độ hưu trẻ thẻ BHYT đã cấp tiếp tục được sử dụng đến hết tháng đơn vị có báo giảm. Cơ quan BHXH căn cứ danh sách báo giảm để lập danh sách người tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) theo đối tượng hưởng lương hưu trợ cấp BHXH hàng tháng. Thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng từ ngỳ đầu tháng kế tiếp của tháng báo giảm”. Như vậy, thẻ BHYT của bạn vẫn có giá trị sử dụng đến ngày 30/9/2019 và bạn vẫn có thể sử dụng thẻ BHYT để đi khám chữa bênh.
Câu 51. Bạn đọc Vũ Thu hỏi: Mong cơ quan BHXH cho tôi biết DN đăng ký tham gia BHXH lần đầu cần hồ sơ thủ tục gì? Xin cảm ơn.
Theo hướng dẫn tại Điều 23 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam thì thủ tục, hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN BHTNLĐ-BNN cho người lao động gồm:
- Đối với người lao động:
+ Đối với người lao động chưa được cấp mã số BHXH: Kê khai tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của BHXH Việt Nam).
+ Đối với người lao động đã được cấp mã số BHXH chỉ cần kê khai mã số vào mẫu biểu, không cần cung cấp thêm hồ sơ.
- Đối với đơn vị:
+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3 - TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH).
+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH).
- Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH cấp huyện nơi Công ty bạn có trụ sở.
Câu 50. Bạn đọc có địa chỉ email buihang2802..@gmail.com hỏi: Tôi muốn hỏi công nợ tiền nộp BHXH của Công ty tôi trong Quý 2/2019 thì phải làm thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Câu 49. Bạn đọc có địa chỉ email baovict...@gmail.com hỏi: Công ty tôi thực hiện trả lương theo 2 phần: lương cơ bản và lương hiệu quả công việc. Lương cơ bản theo quy định lương tối thiểu vùng và tham gia BHXH. Lương hiệu quả được trả theo mỗi kỳ trả lương nhưng thay đổi theo mức độ hoàn thành công việc và ngày công làm việc, do đó không xác định được mức tiền cụ thể hàng tháng. Xin BHXH Việt Nam giải đáp giúp phần lương hiệu quả này có phải đóng BHXH không?
Căn cứ quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 5 Luật BHXH năm 2014, thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH đến khi ngừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH. Trường hợp thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH.
Trường hợp ông/bà đã đóng BHXH được 6 năm theo chức danh kỹ thuật viên tại trường học nếu chưa hưởng BHXH một lần thì được cộng dồn với thời gian công tác có đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng chế độ BHXH sau này.
Câu 48. Bạn đọc có địa chỉ email hungqn...@gmail.com hỏi: Công ty tôi có 01 người lao động bị tai nạn giao thông (thời gian bị tai nạn là thời gian người lao động được nghỉ, không thuộc cung đường đi và về). Người lao động đã tham gia BHXH được 3 năm. Kể từ khi người lao động bị tai nạn công ty đã báo với cơ quan bảo hiểm xã hội là nghỉ ốm. Đến nay, thời gian báo nghỉ ốm đã hết 60 ngày. Cơ quan BHXH yêu cầu trường hợp này sẽ báo nghỉ không lương kể từ ngày thứ 61. Vậy trường hợp này cơ quan BHXH hướng dẫn như vậy có đúng không?
Điều 26 Luật BHXH năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa trong một năm đối với người lao động đóng BHXH dưới 15 năm như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày;
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày.
Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động tại công ty Bạn nếu đã hưởng hết thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong một năm theo quy định nêu trên mà vẫn tiếp tục nghỉ việc thì Công ty Bạn căn cứ hình thức nghỉ của người lao động (nghỉ phép, nghỉ không lương…) để báo giảm theo đúng quy định.
Câu 47. Bạn đọc có địa chỉ email phonghanam...@yahoo.com hỏi: Công ty tôi có 1 lao động trước đây làm việc có phụ cấp độc hại nên đóng BHXH ở mức cao, hiện nay làm việc ở công ty tôi không có phụ cấp nên đóng BHXH ở mức thấp. Vậy tiền hưu trí lao động đó được hưởng khi đủ năm đóng BHXH và đủ tuổi về hưu tính như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định chuyển sang làm công việc khác mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc đó để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu.
Việc tính lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải có đủ diễn biến quá trình đóng BHXH của người lao động mới đủ căn cứ để trả lời. Đề nghị Bạn đối chiếu quy định nêu trên và đối chiếu hồ sơ tham gia BHXH thực tế của người lao động để trả lời cho người lao động. Trường hợp còn chưa rõ, bạn đề nghị người lao động liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được trả lời.
Câu 46. Bạn đọc có địa chỉ email hoangcuong46...@gmail.com hỏi: Tôi làm việc không may bị rắn cắn, chi phí điều trị ở trại rắn Quân đội tỉnh Tiền Giang là 2 triệu đồng. Khi tôi xuất viện và hỏi cơ quan BHXH thành phố Bến Tre và được tư vấn là không thuộc diện tai nạn lao động chi trả. Tôi công tác và đóng BHXH, BHYT liên tục đến nay được 26 năm, vậy tôi phải làm sao để được thanh toán chi phí này?
Điều 25 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị ốm đau theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, gồm:
- Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trường hợp của Bạn nếu không được xác định là tai nạn lao động và Bạn phải nghỉ việc để điều trị và có đủ hồ sơ theo quy định nêu trên thì Bạn được hưởng chế độ ốm đau trong những ngày điều trị theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15, Điều 20 Thông tư số 56/2017 ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH, Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế).
Trường hợp của Bạn nếu được xác định là tai nạn lao động thì đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
Khi Bạn điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với cơ quan BHXH thì Bạn được quỹ BHYT chi trả cho chi phí y tế nằm trong danh mục quỹ BHYT chi trả theo quy định của Luật BHXH.
Đề nghị Bạn liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được xem xét cụ thể.
Câu 45. Bạn đọc có địa chỉ email tvnhan...@gmail.com hỏi: Tôi là 1 viên chức nhà nước tham gia BHXH đầy đủ. Ngày chủ nhật nghỉ làm, tôi ở nhà phụ việc nhà nên không may bị té gãy tay. Xin cho hỏi vậy tôi có được làm giấy nghỉ việc hưởng BHXH trong thời gian điều trị ngoại trú không? Nếu có tôi nghỉ 20 ngày với hệ số lương 2,26 tôi sẽ nhận được bao nhiêu tiền? Thời gian làm hồ sơ và hồ sơ gồm những gì?
- Theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (GCN) do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại các cơ sở KCB này căn cứ tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế sẽ cấp GCN cho người bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn. Vì vậy, việc cấp GCN đối với Bạn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của Bạn và chỉ định của cơ sở KCB nơi Bạn điều trị.
- Trường hợp Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 25 Luật BHXH thì Bạn được hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH: Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
- Tại Điều 100 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Tại Điều 102 Luật BHXH năm 2014 quy định người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan BHXH.
Câu 44. Bạn đọc có địa chỉ email huinhhainam...@gmail.com hỏi: Tôi năm nay 54 tuổi, đã chốt sổ BHXH đóng được hơn 21 năm. Tháng 12/2019 tôi sẽ ra nước ngoài định cư. Xin BHXH cho biết, người ra nước ngoài định cư có bắt buộc phải thanh toán BHXH một lần hay không? Sau này khi đủ tuổi hưởng chế độ hưu tôi về lại Việt Nam (vì vẫn giữ quốc tịch) tôi có được hưởng chế độ hưu trí hay không?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH thì người ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần. Như vậy, Nếu Ông/Bà ra nước ngoài định cư nhưng không có yêu cầu hưởng BHXH một lần thì được bảo lưu thời gian công tác đã đóng BHXH. Sau này khi Ông/Bà đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí theo quy định, Ông/Bà cung cấp hồ sơ và liên hệ với cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết chế độ hưu trí.
Câu 43. Bạn đọc có địa chỉ email thinh...@gmail.com hỏi: Em đóng BHXH từ tháng 07/2018 đến hết tháng 05/2019. Sau đó em nghỉ việc và bị gián đoạn tháng 6 và 7/2019 không đóng. Tháng 8/2019 em tiếp tục tham gia BHXH. Nếu dự sinh ngày 16/02/2020 thì em có được hưởng chế độ thai sản không? Em cảm ơn.
Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Do Bạn không nêu cụ thể Bạn tiếp tục đóng BHXH đến thời điểm nào nên BHXH Việt Nam không có căn cứ để trả lời cụ thể đối với Bạn. Trường hợp của Bạn nếu tại thời điểm sinh con, Bạn đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì Bạn được hưởng chế độ thai sản khi con (không phụ thuộc vào việc Bạn đóng BHXH liên tục hay gián đoạn).
Câu 42. Bạn đọc có địa chỉ email hongthamnguyen0706...@gmail.com hỏi: Vợ tôi là giáo viên bị sảy thai 6 tuần tuổi, bác sĩ cho giấy ra viện nghỉ 20 ngày từ ngày 15 tháng 6 trùng ngày nghỉ hè. Hỏi vợ tôi có được hưởng chế độ sảy thai không. Có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sảy thai không. Thủ tục gồm những gì. Xin cảm ơn!
Tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo thời gian nghỉ hè là thời gian nghỉ phép hàng năm, thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Điểm 1.2 Khoản I Công văn số 4831/LĐTBXH-BHXH ngày 17/11/2017 trong thời gian người lao động nghỉ phép hàng năm không giải quyết chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33 và chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật BHXH năm 2014. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của vợ Bạn bị sảy thai 6 tuần tuổi, giấy ra viện nghỉ 20 ngày từ ngày 15/6 trùng với ngày nghỉ hè nên vợ Bạn không được giải quyết hưởng chế độ thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Câu 41. Bạn đọc có địa chỉ email huynhthikimngan11...@gmail.com hỏi: Trước đây tôi có làm việc tại 1 công ty đến tháng 3/2018 và được tham gia bảo hiểm xã hội là 2 năm 10 tháng. Sau đó tôi đi làm lại từ tháng 5/2018 và bắt đầu đóng bảo hiểm từ tháng 10/2018 tới nay. Hiện tại, tôi đang mang bầu được 5 tháng. Cho tôi hỏi: Nếu đến tháng 11/2019 tôi nộp đơn xin nghỉ việc (Lúc này tôi tới tháng thứ 8 của thai kỳ) thì tôi có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản không? Trân trọng cảm ơn.
Do không xác định được thời điểm Bạn sinh con nên cơ quan BHXH không có căn cứ để trả lời cụ thể đối với Bạn. Trường hợp của Bạn nếu tại thời điểm sinh con, Bạn đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì Bạn được hưởng chế độ thai sản khi con.
Câu 40. Bạn đọc có địa chỉ email kieutrangvk...@gmail.com hỏi: Bố tôi sinh năm 1956, trước đây là công nhân, bắt đầu làm việc tại Nhà máy in Tiến Bộ từ năm 1973. Năm 1988, bố tôi được Bộ văn hóa cử đi nước ngoài (Tiệp Khắc) làm việc đến 01/02/1994 thì trở về. Do chuyển đổi cơ chế, Nhà máy in Tiến Bộ không tiếp nhận nữa nên bố tôi phải nghỉ việc. Hiện nay, Nhà máy in Tiến Bộ đã được đổi tên thành Công ty In Tiến Bộ. Hiện tại, bố tôi chưa nhận được bất kỳ một khoản trợ cấp nào cũng như sổ BHXH. Cho tôi hỏi: Bố tôi được nhận những khoản trợ cấp nào? Và nếu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm thì có được hưởng chế độ hưu trí không? Tôi cảm ơn!
Tại Khoản 4, Khoản 6 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Điều 35 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc có quy định về việc tính thời gian công tác đối với trường hợp người lao động đi hợp tác lao động trước ngày 01/01/1995 để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Đề nghị Bạn cung cấp hồ sơ lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của Bố của Bạn trước khi đi làm việc ở nước ngoài; hồ sơ liên quan đến thời gian đi hợp tác lao động… và liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được trả lời cụ thể. Trường hợp hồ sơ do bố Bạn cung cấp đảm bảo căn cứ để tính thời gian công tác trước tháng 01/1995 nhưng chưa đủ 20 năm để hưởng chế độ hưu trí thì bố Bạn có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng chế độ hưu trí.
Câu 39. Bạn đọc có địa chỉ email ngocvu...@gmail.com hỏi: Tôi tham gia BHXH từ tháng 01/2015 tại Công ty POYUN - Kim Thành, Hải Dương, đến tháng 07/2016 khi có thai được 04 tháng thì nghỉ việc. Ngày 21/1/2017 tôi sinh con và chưa được nhận chế độ thai sản. Cho tôi hỏi: Nay tôi có được nhận chế độ thai sản không? Nếu có, tôi cần phải làm thủ tục gì để được nhận chế độ thai sản đó? Trân trọng cảm ơn.
Trường hợp của Bạn tham gia BHXH từ tháng 01/2015 đến tháng 7/2016, sinh con ngày 21/1/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 . Bạn có 07 tháng đóng BHXH. Do đó, Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Về hồ sơ: Khoản 1 Điều 101 Luật BHXH quy định Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Điều 102 Luật BHXH năm 2014, Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định: Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Câu 38. Bạn đọc có địa chỉ email anhhuongtr...@gmail.com hỏi: Công ty tôi thuộc lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề, cuối tháng 6/2018 đơn vị có tuyển lao động là nữ, đến đầu tháng 7/2018 ký hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tháng 01/2019 lao động nữ đó sinh con. Tôi đi làm chế độ thai sản cho người lao động thì được cơ quan BHXH hướng dẫn tôi thủ tục làm hồ sơ gồm: Hợp đồng lao động, Bảng lương, Bảng chấm công, Số 1111, 338, 334 và Báo cáo quyết toán thuế TNCN, Phiếu chi lương. Tôi đã cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, bên công ty tôi vẫn chấm công theo mẫu bảng chấm công cũ không theo Thông tư 133 và Thông tư 200. Trong bảng chấm công tháng 9/2019 của công ty là 24 ngày công nhưng vì là ngày lễ 2/9 nên công ty vẫn ưu đãi trả cho người lao động là 26 ngày lương. Cơ quan bảo hiểm trả lời như vậy là không được và vẫn chưa thanh toán tiền chế độ thai sản cho người lao động bên công ty tôi, yêu cầu tôi phải làm bảng chấm công theo đúng thông tư. Cho hỏi: Cơ quan BHXH giải đáp cho đơn vị tôi như vậy có đúng không? Quy định cần cung cấp những thủ tục gì để người lao động được hưởng trợ cấp thai sản? Công ty tôi làm bảng chấm công theo mẫu cũ có được không? Tôi cảm ơn.
Điều 101 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con gồm:
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Căn cứ vào những quy định nêu trên bạn lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động tại đơn vị mình. Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì bạn yêu cầu cơ quan BHXH phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Câu 37. Bạn đọc có địa chỉ email vvcao34...@gmail.com hỏi: Hiện em đang mang thai tháng thứ 6, em có làm ở công ty từ tháng 08/2018 và có đóng BHYT, BHXH đầy đủ. Đến hết tháng 06/2019 em nghỉ việc, công ty đã cắt BHYT của em tới 30/06/2019. Em mới tham BHYT lại từ 06/8/2019. Cho hỏi: Em có được lĩnh chế độ thai sản khi sinh con không? Có được hưởng chế độ BHYT không? Trân trọng cảm ơn.
- Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định lao động nữ khi sinh con nếu đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh, hoặc đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nếu đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng chế độ thai sản. Nếu tính đến thời điểm sinh con, Bạn có thời gian tham gia BHXH đảm bảo theo quy định nêu trên Bạn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
- Theo quy định của Luật BHYT người lao động khi tham gia BHYT được cấp thẻ BHYT, được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định khi khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Tùy theo đối tượng tham gia BHYT và thời điểm tham gia BHYT thì mức hưởng và thời điểm hưởng BHYT khác nhau.
Do câu hỏi của Bạn chưa rõ ràng nên BHXH Việt Nam không có căn cứ để trả lời Bạn cụ thể. Đề nghị Bạn căn cứ các quy định nêu trên để xem xét, đối chiếu đảm bảo quyền lợi của mình.
Câu 36. Bạn đọc có địa chỉ email levankhiem…@gmail.com hỏi: Từ 01/6/1996 đến 31/12/1998 tôi được Hội đồng nhân dân thị trấn bầu thành viên ủy ban và xếp mức sinh hoạt phí theo Nghị định số 50 của Chính phủ với chức danh Cán bộ quản lý thị trường và tiểu thủ công nghiệp. Cho hỏi: Thời gian đó tôi có được tính là thời gian tham gia BHXH không?
Căn cứ Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ và Thông tư số 99/1998/TTLT-TCCP-BTC-BLĐTBXH ngày 19/5/1998 của Ban Tổ chức Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội người lao động có thời gian đảm nhiệm các chức danh chuyên môn như: Địa chính, Tư pháp - hộ tịch, Tài chính - kế toán, Văn phòng UBND - thống kê hoặc các chức danh khác có trong định biên được phê duyệt thuộc Ủy ban nhân dân, tính đến ngày 01/01/1998 còn đang làm việc và được hưởng sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, được ngân sách nhà nước chuyển một phần số kinh phí phải đóng theo chế độ vào quỹ BHXH cho thời gian từ tháng 01/1995 đến 12/1997 và từ tháng 01/1998 trở đi có đóng BHXH theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP thì thời gian công tác từ ngày 01/01/1995 đến 31/12/1997 được cộng với thời gian đóng BHXH theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP để hưởng BHXH.
Trường hợp Bạn hỏi chưa thể hiện đầy đủ thông tin để trả lời. Đề nghị Bạn cung cấp thông tin, tập hợp đầy đủ hồ sơ, liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được xem xét, trả lời cụ thể.
Câu 35. Bạn đọc có địa chỉ email duongchilinh2803...@gmail.com hỏi: Em vừa mới bắt đầu nhận được trợ cấp thất nghiệp. Theo em được biết thì trong thời gian thất nghiệp sẽ được hỗ trợ học nghề. Em nhận trợ cấp thất nghiệp ở Tây Ninh nhưng hiện tại đang sinh hoạt ở TPHCM. Vậy nếu em muốn học nghề lái xe B2 ở TPHCM thì có được hỗ trợ không? Xin cám ơn.
Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về Bảo hiểm thất nghiệp quy định: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên Bạn nhận trợ cấp thất nghiệp ở Tây Ninh, mà muốn được hỗ trợ học nghề thì Bạn phải nộp hồ sơ hưởng hỗ trợ học nghề tại Tây Ninh. Trường hợp Bạn muốn học nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh và được hỗ trợ học nghề thì bạn cần chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp về Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ.
Câu 34. Bạn đọc có địa chỉ email buiminhhieu0201@gmail.com hỏi: Ngày 20/8/2019 em có nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm quận Tân Bình (456 Trường Chinh). Em nhận giấy hẹn ngày 18/09/2019 lên nhận quyết định, em có biết thời hạn lên nhận quyết định là 2 ngày. Nhưng không biết 2 ngày là tính từ ngày nào. Em có việc nên ngày 20/09/2019 em có thể lên nhận quyết định được không ạ? Trong trường hợp không được thì cho em hỏi thủ tục ủy quyền cho em trai ruột lên nhận quyết định được không?
Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về Bảo hiểm thất nghiệp quy định thời hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả; các trường hợp vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm: Bị Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Như vậy, trường hợp của bạn có ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả là ngày 18/9/2019, đến ngày 20/9/2019 bạn vẫn được nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Câu 33. Bạn đọc có địa chỉ email ntankhoa…@gmail.com hỏi: Tôi sinh 05/01/1966, sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, tham gia BHXH tại khu công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai từ tháng 4/1986 đến tháng 5/2009 được 23 năm 02 tháng. Nghề nghiệp thợ máy sửa chữa cơ khí bậc 7/7. Tháng 01/2017, tôi tròn năm 51 tuổi và có đi giám định y khoa để về hưu trước tuổi ở BHXH TP.HCM. Kết quả đạt được 61% tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Theo luật BHXH thì phải đạt từ 81% trở lên mới được về hưu trước tuổi. Tôi xin hỏi:
1. Đến tháng 01/2021 tôi được 55 tuổi, tôi có cần phải đi giám định y khoa nữa không?
2. Thủ tục thực hiện để về hưu trước tuổi như thế nào? Do cơ quan nào thực hiện?
- Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế thì Biên bản giám định y khoa có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định. Do đó, khi Ông đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động thì Biên bản giám định y khoa năm 2017 vẫn có hiệu lực (trừ trường hợp Ông tự đi giám định và có kết quả giám định lần sau khác lần trước).
- Do Ông không nêu rõ Ông có tiếp tục làm việc và đóng BHXH nữa hay không nên BHXH Việt Nam trả lời quy định chung như sau:
+ Trường hợp Ông tiếp tục làm việc tại đơn vị có đóng BHXH thì khi Ông đủ điều kiện về tuổi đời, đơn vị sẽ lập thủ tục hồ sơ để giải quyết hưởng lương hưu đối với Ông bao gồm:
- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động.
+ Trường hợp Ông đã nghỉ việc, chốt sổ BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH thì khi Ông đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu, Ông có thể đến cơ quan BHXH gần nhất và cung cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ hưu trí bao gồm:
- Đơn đề nghị hưởng lương hưu;
Câu 32. Bạn đọc có địa chỉ email duyend…@gmail.com hỏi: Tôi tham gia BHXH tại công ty từ tháng 9/2017. Vì lý do gia đình, tôi sẽ nghỉ việc vào tháng 11/2019, lúc đó tôi đang có thai được 6 tháng, dự sinh tháng 3/2020. Công ty tôi làm có địa chỉ tại tỉnh Bình Phước, hộ khẩu của tôi ở TP.Hồ Chí Minh. Vậy, tôi cần những giấy tờ gì, thủ tục như thế nào để hưởng chế độ thai sản sau khi đã nghỉ việc tại công ty?
Trường hợp của Bạn, nếu Bạn sinh con vào thời điểm tháng 3/2020 thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 3/2019 – tháng 2/2020) Bạn có 07 tháng đóng BHXH. Do đó, Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Tại Khoản 1 Điều 101 Luật BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con như sau:
Tại Điều 102 Luật BHXH năm 2014, Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú.
Đề nghị Bạn căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.
Câu 31. Bạn đọc có địa chỉ email farast…@gmail.com hỏi: Công ty tôi đã làm thủ tục đề nghị cơ quan BHXH trợ cấp thai sản cho tôi từ ngày 16/8/2018 đến ngày 15/02/2019 và tôi đã được hưởng. Tuy nhiên, do ngày nghỉ phép năm 2018 của tôi vẫn còn nên từ ngày 16/8/2018 đến 30/8/2018, tôi có nhờ công ty chấm nghỉ phép, từ ngày 31/8/2018 chấm nghỉ thai sản, báo giảm BHXH từ tháng 9/2018. Việc chấm công như vậy có bị sai Luật không? Trong trường hợp này, công ty tôi phải khắc phục như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a. Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b. Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì thực hiện theo quy định tại điểm a nêu trên.
Trường hợp của Bạn đã được giải quyết hưởng chế độ thai sản từ ngày 16/8/2018 đến ngày 15/02/2019, tháng 8 Công ty của Bạn có đóng BHXH thì việc Công ty báo giảm BHXH đối với Bạn từ tháng 9/2018 là đúng quy định. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ ngày 16/8/2018 đến ngày 31/8/2018 Bạn đang nghỉ hưởng chế độ thai sản mà Công ty lại chấm công nghỉ phép cho Bạn là không đúng quy định theo pháp luật về lao động. Công ty của Bạn cần căn cứ quy định của pháp luật về lao động để thực hiện đúng.
Câu 30. Bạn đọc có địa chỉ email minhnghia…@gmail.com hỏi: Khi làm hồ sơ điện tử đề nghị hưởng trợ cấp thai sản thì tiền trợ cấp đó sẽ được chuyển trực tiếp đến người được hưởng hay chuyển về công ty?
Tại Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (mẫu 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập) ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN hướng dẫn ghi tại Cột C (Hình thức nhận trợ cấp): Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.
Cơ quan BHXH căn cứ nội dung tại Cột C trên mẫu 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động đề nghị để chi trả trực tiếp đối với người lao động có tài khoản cá nhân hoặc chuyển kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động để chi trả cho người lao động không có tài khoản cá nhân ghi trong Danh sách 01B-HSB.
Câu 29. Bạn đọc Phan Thị Kim Quy hỏi: Hợp đồng lao động của em được ký từ ngày 24/8/2018, đến ngày 25/8/2019 là hết hạn. Hiện, em đang có thai ở tháng thứ 6. Ngày 19/8/2019, công ty yêu cầu em làm đơn xin thôi việc với lý do, em sắp hết hạn hợp đồng. Ngay sau đó, em đã trình bày lên Tổng Giám đốc công ty nguyện vọng muốn được làm tiếp tại công ty những tháng tiếp theo trước khi nghỉ sinh. Vậy cho em hỏi, trong trường hợp này, em có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được, em cần làm thủ tục gì để được hưởng?
Trường hợp của Bạn nếu tại thời điểm sinh con, Bạn đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì Bạn được hưởng chế độ thai sản khi con.
Khoản 1 Điều 101 Luật BHXH quy định Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
Điều 102 Luật BHXH năm 2014, Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Câu 28. Bạn đọc Lê Văn Tuấn hỏi: Tôi nhập ngũ tháng 12/1980, xuất ngũ tháng 11/1990. Trong thời gian bộ đội, tháng 6/1988 tôi có quyết định cử đi lao động hợp tác ở Đức với thời hạn 5 năm, nhưng khi đến thời bình, tôi được về trước hạn (tổng thời gian ở Đức là 02 năm 03 tháng) và tiếp tục công tác trong quân ngũ. Còn các hồ sơ liên quan đến cộng nối trong quân đội, tôi vẫn giữ gồm: Quyết định phục viên xuất ngũ, giấy xác nhận về chưa hưởng các chế độ. Cho tôi hỏi, thời gian tôi đi lao động hợp tác ở Đức mà không còn giấy tờ gì (vì trước đây tôi đã nộp hết cho Cục quốc tế) thì tôi có được ghi nhận thời gian đó không? Tôi cảm ơn.
Tại Khoản 7 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: “Đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01/01/1995 thì cơ quan quản lý người lao động giải trình lý do bị mất, xác nhận về quá trình công tác, diễn biến tiền lương, việc chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần báo cáo Bộ, ngành chủ quản ở Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận và có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định”.
Đề nghị Ông đối chiếu quy định nêu trên và đề nghị đơn vị nơi Ông công tác trước đây lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Câu 27. Bạn đọc Hien Doan hỏi: Người lao động bên đơn vị em "Thực hiện các biện pháp tránh thai bằng phương pháp Cấy que tránh thai". Vậy theo quy định của Luật BHXH thì người lao động có được nghỉ hưởng bảo hiểm không? Em cảm ơn!
Tại Khoản 1 Điều 31 Luật BHXH quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy, Luật BHXH không quy định người lao động áp dụng biện pháp “cấy que tránh thai” được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Câu 26. Bạn đọc Lê Kiến Huy hỏi: Tôi đã đóng BH thất nghiệp. Tôi nghỉ việc được 5 tháng nay, giờ vẫn chưa đi làm thì tôi có được nhận trợ cấp thất nghiệp không?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Luật Việc làm thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý Nhà nước về việc làm thành lập.
Như vậy, trường hợp của Bạn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp vì đã quá hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định nêu trên. Thời gian tham gia BHTN chưa hưởng của bạn sẽ được bảo lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm để làm căn cứ xét hưởng BHTN khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.
Câu 25. Bạn đọc Phùng Văn Lâm hỏi: Sau khi nghỉ việc được 01 năm, tôi đã đề nghị và được thanh toán chế độ BHXH một lần. Trong quá trình nghỉ việc, tôi chưa làm thủ tục nhận BH thất nghiệp. Vậy, tôi muốn nhận chế độ BH thất nghiệp thì có được không, nếu được thì cần những thủ tục gì?
Quy định tại khoản 1, Điều 46 Luật Việc làm thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý Nhà nước về việc làm thành lập.
Câu 24. Bạn đọc có địa chỉ email Phongluu...@gmail.com hỏi: Tôi mắc bệnh thuộc danh mục bệnh dài ngày. Trong năm 2019 tôi nghỉ chế độ ốm đau 60 ngày. Vậy tôi có đủ điều kiện thanh toán chế độ dưỡng sức ốm dài ngày không?
Khoản 1 Điều 7, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật BHXH.
Căn cứ quy định nêu trên, Trường hợp của Bạn nếu sau thời gian hưởng chế độ ốm đau, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi và được đơn vị sử dụng lao động cho nghỉ thì Bạn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định.
Câu 23. Bạn đọc có địa chỉ email loitq.k...@gmail.com hỏi: Tôi sinh tháng 10/1965, tôi làm công nhân kỹ thuật lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị truyền dẫn tại viễn thông với thời gian là 21 năm, đến năm 2015 tôi làm quản lý nhân sự, năm nay tôi xin nghỉ trước tuổi. Vậy tôi có được hưởng chế độ công việc nặng nhọc, độc hại không?
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật BHXH thì người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được nghỉ hưu trong trường hợp sau: “Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên”.
Tại Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; trong đó có danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với ngành bưu chính, viễn thông.
Do Bạn không nêu rõ Bạn là nam hay nữ và cũng không có căn cứ xác định chức danh nghề thực sự được ghi nhận tại sổ BHXH cả quá trình như thế nào nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ để xác định nghề, công việc Bạn đọc nêu có thuộc danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH nêu trên hay không để làm căn cứ trả lời về việc hưởng lương hưu của Bạn đọc. Đề nghị Bạn liên hệ đến cơ quan BHXH địa phương cung cấp thông tin về bản thân để được xem xét, trả lời cụ thể.
Câu 22. Bạn đọc Nguyễn Văn Tín hỏi: Thẻ BHYT của con tôi được cấp ngày 01/9/2017. Qua tra cứu thông tin, tôi thấy hạn sử dụng thẻ từ ngày 01/9/2017 đến 31/07/2019. Nhưng tôi được biết, theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì thời gian hưởng BHYT của con tôi phải đến hết ngày 30/9/2019. Như vậy, tôi phải đến đâu để đề nghị điều chỉnh lại thời hạn thẻ BHYT? Thẻ BHYT của con tôi được UBND phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cấp, nhưng khi tôi đến hỏi BHXH quận Liên Chiểu, Đà Nẵng thì được trả lời do phường Tây Lộc, Huế cấp.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 và Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT thì Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi trẻ thường trú hoặc tạm trú) có trách nhiệm lập danh danh sách trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn gửi cơ quan BHXH để cấp thẻ BHYT và thời hạn thẻ BHYT có giá trị sử dụng như sau:
- Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi.
- Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Trường hợp thời hạn thẻ BHYT của con Bà chưa đúng, đề nghị Bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để được điều chỉnh lại theo quy định.
Câu 21. Bạn đọc Lê Minh Quãng hỏi: Tôi chuyển sang công ty khác làm việc. Vậy tôi có cần đến công ty cũ để đề nghị chốt quá trình đóng BHXH cho tôi hay không? Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 21 Luật BHXH đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, bạn đề nghị công ty cũ xác nhận sổ BHXH để tiếp tục đăng ký tham gia BHXH tại đơn vị mới.
Câu 20. Bạn đọc có địa chỉ email myphung3...@gmail.com hỏi: Chồng em làm bên công ty cũ ở Quận 3 được 5, 6 năm, gần đây mới nghỉ việc. Khi chồng em yêu cầu công ty ở Quận 3 chốt sổ để nộp qua chỗ làm mới thì bên công ty ở Quận 3 báo là trước đó sổ bảo hiểm của chồng em bên công ty cũ ở Quận Bình Thạnh chưa được chốt 2 tháng cuối và yêu cầu chồng em phải quay về công ty ở Quận Bình Thạnh để chốt sổ trước rồi sau đó Công ty ở Quận 3 mới chốt được. Nhưng hiện nay công ty ở Quận Bình Thạnh đã phá sản và đóng cửa. Cho hỏi: Làm thế nào để chồng em có thể chốt được sổ BHXH? Trân trọng cảm ơn.
Theo quy định tại Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 46 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH “Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN bao gồm cả tiền lãi chậm đống theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH”.
Trường hợp đơn vị cũ đã phá sản, Bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đề nghị BHXH quận Bình Thạnh xác nhận thời gian đóng BHXH đến thời điểm đơn vị đã đóng đủ.
Câu 19. Bạn đọc có địa chỉ email Luonghatay...@gmail.com hỏi: Công ty tôi có nhân viên tham gia BHXH và được cấp sổ BHXH. Tuy nhiên, nhân viên đó làm mất sổ và sổ cũ bị sai tên. Cho hỏi: Tôi có thể đồng thời khai báo cấp lại sổ do bị mất và cấp lại sổ do điều chỉnh thông tin trên sổ không? Trong quá trình khai báo tôi sử dụng tên trong sổ BHXH cũ hay tên thực của nhân viên đó? Thủ tục để cấp lại sổ như thế nào?
Bạn có thể đồng thời khai báo mất sổ BHXH và đề nghị điều chỉnh tên trên sổ BHXH tại Điểm 4, Mục II Nội dung thay đổi, yêu cầu trên Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Trong quá trình khai báo bạn sử dụng tên ghi theo sổ BHXH cũ.
Câu 18. Bạn đọc có địa chỉ email nguyenthixoa...@gmail.com hỏi: Người lao động có sổ BHXH tự nguyện rồi, khi đi làm thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì có phải đề nghị cấp sổ BHXH bắt buộc nữa không?
Mỗi người tham gia chỉ được cấp một mã số BHXH duy nhất do đó người tham gia BHXH tự nguyện, khi đi làm và tham gia BHXH bắt buộc thì thực hiện khai báo, đóng BHXH trên số sổ BHXH (mã số BHXH) đã cấp khi tham gia BHXH tự nguyện trước đó.
Câu 17. Bạn đọc có địa chỉ email thutn@pvi.com.vn hỏi: Năm 1991 tôi chuyển công tác từ hải quan Hải Phòng về Công ty xuất nhập khẩu và vận tải biển SEAPROSHIP Hà Nội tại số 14 Yết Kiêu – Hà Nội. Năm 1996 tôi được điều vào TP. HCM công tác. Những năm sau này, công ty kinh doanh khó khăn và thu hẹp phạm vi kinh doanh nên tôi nghỉ không hưởng lương. Năm 2005, tôi về lại công ty thì được biết công ty đã giải thể. Sổ BHXH của tôi vẫn để ở BHXH TP Hà Nội nhưng công ty không còn con dấu để viết giấy giới thiệu cho tôi đến BHXH TP Hà Nội làm thủ tục rút sổ được. Cho tôi hỏi: Sổ bảo hiểm xã hội của tôi có còn được lưu giữ không? Thủ tục để tôi rút sổ BHXH như thế nào? Xin cảm ơn!
Đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp BHXH thành phố Hà Nội để được xem xét giải quyết.
Câu 16. Bạn đọc có địa chỉ email nguyenthithanhtran24...@gmail.com hỏi: Tại sao sổ bảo hiểm xã hội của tôi bị hủy? Bộ phận nào thực hiện hủy sổ? Lý do tại sao hủy?
Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH và cung cấp thông tin (mã số BHXH hoặc họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư…) để kiểm tra lý do sổ BHXH của bạn bị hủy.
Câu 15. Bạn đọc có địa chỉ email ducbx...@gmail.com hỏi: Cách tra cứu thông tin của cá nhân tham gia đóng bảo hiểm xã hội? Hiện tại, thông tin trong số bảo hiểm xã hội đã được cấp của tôi thuộc tỉnh Thái Nguyên là địa chỉ công ty đầu tiên tôi làm việc. Địa chỉ khai sinh và sổ hộ khẩu của tôi là tại tỉnh Nghệ An. Tôi muốn cập nhật lại thông tin địa chỉ phải làm như thế nào?
Để tra cứu quá trình đóng BHXH bạn có thể truy cập website: http://baohiemxahoi.gov.vn àTra cứu trực tuyến à Tra cứu quá trình tham gia BHXH; gọi điện cho tổng đài 1900 90 68 hoặc nhắn tin theo cú pháp TC BHXH {mã số BHXH} gửi 8079 để tra cứu thời gian đóng BHXH; TC BHXH {mã số BHXH} {từ tháng/năm} {đến tháng/năm} gửi 8079 để tra cứu thời gian đóng BHXH theo khoảng thời gian.
Bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT mẫu TK1-TS nộp cơ quan BHXH để thực hiện cập nhật trên cơ sở dữ liệu.
Câu 14. Bạn đọc có địa chỉ email khoa.la...@tga.com.vn hỏi: Hiện tại ở đơn vị có 1 người lao động bị sai ngày sinh trên sổ BHXH và thẻ BHYT. Người lao động bị mất Giấy khai sinh và hiện tại không đủ điều kiện về quê để xin trích lục giấy khai sinh (do người lao động đã 55 tuổi, quê ở xa (sống ở TP Hồ Chí Minh và sinh ở Hà Tĩnh), đơn vị đã nộp hồ sơ 608 kèm chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu và Công văn giải trình nhưng cơ quan BHXH tại địa bàn từ chối giải quyết. Kính mong BHXH Việt Nam hướng dẫn đơn vị có hướng giải quyết thỏa đáng cho trường hợp trên để người lao động được hưởng quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội? Xin cảm ơn.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch thì “ Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân” “Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày tháng năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó”. Vì vậy, để điều chỉnh ngày sinh trên sổ BHXH, thẻ BHYT người lao động phải cung cấp Giấy khai sinh hoặc trích lục Giấy khai sinh để cơ quan BHXH làm căn cứ thực hiện điều chỉnh.
Câu 13. Bạn đọc có địa chỉ email chuongledkt...@gmail.com hỏi: Tôi tên Lê Đình Chương, trong thời gian từ 2009 đến 2010 tôi làm việc tại Công ty TrussRite International Vietnam tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2010, tôi nghỉ việc và chuyển sang công ty mới, công ty mới làm lại sổ BHXH mới cho tôi, sổ BHXH cũ tôi không nhận lại và nay tôi đã quên số sổ BHXH đó. Khi liên hệ Công ty cũ về vấn đề trên thì được trả lời là đã thất lạc. Do đó, tôi rất mong cơ quan BHXH giúp tôi cung cấp thông tin về số sổ BHXH,… để tôi có thể nối thời hạn tham gia BHXH vào sổ hiện tại của tôi. Thông tin: Họ và tên: Lê Đình Chương, Ngày sinh: 22/12/1982 Công ty tham gia BHXH khi bị thất lạc: TrussRite International Vietnam CMND: 023549379 (cũ); 079082001471 (mới).
Căn cứ thông tin bạn cung cấp, sau khi tra cứu dữ liệu trên hệ thống của cơ quan BHXH, Mã số sổ BHXH của bạn là 7908055672
Câu 12. Bạn đọc có địa chỉ email kimhoangthai19...@gmail.com hỏi: Từ năm 2012 đến 02/2014 tôi làm cho 1 công ty ở Quận Bình Tân, TP HCM, tôi đã rút sổ BHXH tại công ty này, khoảng 09/2017 tôi đã thanh toán BHXH 1 lần tại tỉnh Vĩnh Long, nhưng cơ quan BHXH đã không trả lại sổ cho tôi, tôi chỉ còn số sổ BHXH. Giờ tôi cung cấp số sổ cho công ty mới nơi tôi đang làm thì họ báo không tìm được số sổ này. Cho hỏi: Tôi có thể lấy lại được sổ cũ không? Hay tôi làm lại sổ mới?
Mỗi người tham gia chỉ được cấp một mã số BHXH duy nhất trong suốt quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN vì vậy khi tiếp tục đăng ký tham gia BHXH bạn khai báo số sổ BHXH đã cấp và tiếp tục đóng trên số sổ BHXH đó.
Câu 11. Bạn đọc có địa chỉ email doan.min...@gmail.com hỏi: Tôi tham gia BHXH, BHYT tại công ty tôi đang làm việc từ 11/2017. Nhưng hiện tại tôi chỉ được cấp thẻ BHYT, còn sổ BHXH tôi vẫn chưa được cấp; trong khi đó khi tra cứu trên hệ thống BHXH điện tử kết quả trả về là: "Đã có sổ BHXH: chưa có". Vậy cho tôi hỏi là bây giờ tôi muốn xin cấp sổ BHXH bằng cách nào ạ?
Đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cơ quan BHXH nơi đang tham gia đóng BHXH, BHYT để được xem xét giải quyết.
Câu 10. Bạn đọc có địa chỉ email nguyenhuong…@gmail.com hỏi: Em có tham gia BHXH từ tháng 5/2016, đến 9/12/2016 em bắt đầu nghỉ sinh (em đã nghỉ sinh trước 2 tháng theo yêu cầu của công ty). Đến tháng 4/2017, em nhận được tiền trợ cấp thai sản. Hiện tại, em đã chuyển làm ở công ty khác được 1 năm nhưng khi tra cứu,em lại không thấy thời gian em đóng BHXH bên công ty cũ là sao ạ? Mong cơ quan BHXH giải thích giúp em.
Ngoài hình thức tra cứu trực tuyến trên website: http://baohiemxahoi.gov.vn bạn có thể gọi điện cho tổng đài 1900 90 68 để được giải đáp chi tiết hoặc nhắn tin theo cú pháp TC BHXH {mã số BHXH} {từ tháng/năm} {đến tháng/năm} gửi 8079 để tra cứu thời gian đóng BHXH theo khoảng thời gian.
Câu 9. Bạn đọc có địa chỉ email thuynguyen3008…@gmail.com hỏi: Em bị mất thẻ BHYT nhưng em lại không nhớ mã số thẻ BHYT cũ để đề nghị cấp lại thẻ khác. Cho em hỏi, làm thế nào để em lấy lại được mã thẻ BHYT mà không cần thông qua mã BHXH, vì em chưa tham gia BHXH bao giờ?
Ngày 08/8/2017, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3340/BHXH-ST ngày 08/8/2017 về việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo mã số BHXH sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế tại Công văn số 4184/BYT-BH ngày 26/7/2017. Theo đó, người tham gia được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH để sử dụng lâu dài, không phải đổi lại hàng năm.
Trường hợp của bạn bị mất thẻ BHYT và không nhớ mã số BHXH (in trên thẻ BHYT), có thể tra cứu thông tin về thẻ BHYT bằng nhiều hình thức: kiểm tra qua danh sách cấp thẻ BHYT lưu tại đơn vị; gọi Trung tâm Hỗ trợ khách hàng của BHXH Việt Nam qua tổng đài 19009068; Tra cứu mã số BHXH trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam (tại địa chỉ http://www.baohiemxahoi.gov.vn), với điều kiện có đủ thông tin của bạn gồm: họ tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ nơi kê khai thông tin hộ gia đình (xã, huyện, tỉnh) và số chứng minh nhân dân. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, bưu điện văn hóa xã, ủy ban nhân dân xã, đơn vị, đại lý thu nơi tham gia BHXH, BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT để được hỗ trợ tìm lại mã số BHXH và giải đáp vướng mắc khác (nếu có).
Câu 8. Bạn đọc có địa chỉ email nhamhoang…@gmail.com hỏi: Tôi làm nhân viên kinh doanh sản phẩm rượu Vodka Men tại TP.Cần Thơ do Cty CP H.V (trụ sở tại Hà Nội) làm cty Phân Phối. Đến tháng 10/2018 Cty Cổ Phần H.V không làm tổng thầu phân phối rượu Vodka Men nữa nên tôi làm đơn xin nghỉ. Công ty yêu cầu tôi bồi thường máy tab trị giá 3.500.000 đồng mới trả sổ BHXH, trong khi đó, tiền lương tháng 10/2018 của tôi là 8.770.684 đồng công ty chưa thanh toán. Do địa lý nơi tôi ở và công ty H.V quá xa, mong cơ quan BHXH hướng dẫn tôi làm sao để lấy lại được sổ BHXH thuận tiện nhất. Xin cảm ơn!
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014 đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Việc công ty giữ sổ BHXH của bạn là vi phạm quy định của pháp luật. Đề nghị bạn liên hệ với tổ chức công đoàn của công ty hoặc cơ quan quản lý nhà nước về lao động để được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi tham gia BHXH.
Câu 7. Bạn đọc có địa chỉ email lequang…@gmail.com hỏi: Tôi làm việc ở công ty từ năm 2009 đến 2019 nhưng do công ty nợ BHXH nên tôi không lấy được sổ BHXH. Nay tôi làm việc ở công ty mới, tôi có đóng cộng nối sổ BHXH được không? Nếu được, sau này tôi lấy sổ BHXH thế nào nếu công ty cũ vẫn không thanh toán hết số tiền nợ BHXH?
Theo quy định tại Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 46 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH “Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH”.
Vì vậy, bạn đề nghị công ty cũ chốt sổ BHXH đến thời điểm đơn vị đã đóng đủ BHXH cho bạn.
Câu 6. Bạn đọc Hồ Thị Thuỷ hỏi: Trước đây, tôi làm việc tại một công ty ở quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh và có tham gia BHXH. Tháng 4/2015, tôi chuyển đến làm việc tại một công ty khác ở Bình Dương và đóng BHXH theo số sổ BHXH mới. Gần đây, qua tra cứu quá trình đóng BHXH, tôi chỉ thấy có duy nhất mỗi số sổ BHXH tham gia ở Bình Dương. Tôi rất hoang mang, liệu quá trình đóng BHXH của tôi ở công ty cũ có bị mất không? Giờ tôi có thể gộp 2 sổ BHXH trên lại với nhau được không, và thủ tục gộp sổ như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi của quý cơ quan BHXH. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Để thực hiện gộp sổ BHXH bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) kèm theo sổ BHXH. Tại điểm 4, Mục II Nội dung thay đổi, yêu cầu ghi rõ quá trình đóng BHXH tại đơn vị ở Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời đề nghị gộp với sổ BHXH đang tham gia tại Bình Dương.
Câu 5. Bạn đọc có địa chỉ email quang14...@gmail.com hỏi: Khi nghỉ việc tại công ty có cần trả lại sổ BHXH không? Nếu trả lại khi mình chuyển sang đơn vị công tác mới thì phải làm lại sổ hay có thủ tục làm tiếp với sổ cũ?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 và Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014 thì người lao động có quyền “Được cấp và quản lý sổ BHXH”, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Từ tháng 10/2016 cơ quan BHXH đã triển khai thực hiện rà soát, trả sổ BHXH cho người lao động để quản lý. Khi chuyển sang đơn vị mới người lao động cung cấp mã số sổ BHXH đã cấp cho đơn vị đơn vị sử dụng lao động để đăng ký tham gia BHXH, BHTN với cơ quan BHXH.
Câu 4. Bạn đọc có địa chỉ email thanhthuy...@gmail.com hỏi: Trước đây, tôi công tác tại công ty cũ và đóng BHXH, nhưng hiện tại tôi đã làm mất sổ, tôi muốn xin cấp lại sổ BHXH để tiếp tục tham gia đóng. Vậy tôi cần những thủ tục và khai những thông tin gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 27 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, đề nghị Bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) theo hướng dẫn nộp cơ quan BHXH để được cấp lại sổ BHXH.
Câu 3. Bạn đọc có địa chỉ email xuantung…@gmail.com hỏi: Trước đây, tôi đã được nhận chế độ BH thất nghiệp. Sau đó, do có công việc phải đi xa nên tôi chưa lấy sổ BHXH. Nay, mọi giấy tờ liên quan của tôi đã bị mất mà tôi muốn lấy lại sổ đó thì phải làm sao?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm sổ BHXH và các giấy tờ khác có liên quan. Nếu bạn chưa nhận lại sổ BHXH từ Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì đề nghị bạn đến Trung tâm DVVL để nhận lại. Trường hợp bạn đã nhận sổ BHXH nhưng làm mất sổ BHXH đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) gửi cơ quan BHXH để đề nghị cấp lại sổ BHXH.
Câu 2. Bạn đọc có địa chỉ email thulan…@ gmail.com hỏi: Trên thẻ BHYT của em in sai địa chỉ nhà em, giờ em phải làm những thủ tục gì để đề nghị điều chỉnh lại thông tin trên thẻ BHYT?
Căn cứ Khoản 4, Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì thành phần hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
Trường hợp thẻ BHYT của bạn in sai địa chỉ nơi cư trú, đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn và đổi thẻ theo quy định.
Câu 1. Bạn đọc có địa chỉ email trantrung…@gmail.com hỏi: Tôi bị mất sổ BHXH, sau đó tôi chuyển công ty khác và được cấp sổ mới, nhưng chưa làm thủ tục gộp sổ. Hiện nay, tôi đã nghỉ việc và muốn làm thủ tục gộp sổ BHXH. Mong cơ quan BHXH hướng dẫn tôi cách tra quá trình đóng BHXH và muốn xem công ty đã chốt sổ BHXH cho tôi chưa? Tôi xin cảm ơn.
Để thực hiện gộp sổ BHXH bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Tại điểm 4, Mục II Nội dung thay đổi, yêu cầu ghi rõ quá trình đóng BHXH tại đơn vị cũ, kèm theo sổ BHXH tại công ty thứ 2 gửi cơ quan BHXH. Trường hợp công ty cũ của bạn chưa làm thủ tục chốt sổ BHXH, bạn đề nghị công ty cũ thực hiện chốt sổ theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014, sau đó thực hiện thủ tục gộp sổ theo quy định.
Để tra cứu quá trình đóng BHXH bạn có thể truy cập website: http://baohiemxahoi.gov.vn ->Tra cứu trực tuyến -> Tra cứu quá trình tham gia BHXH; gọi điện cho tổng đài 1900 90 68 hoặc nhắn tin theo cú pháp TC BHXH {mã số BHXH} gửi 8079 để tra cứu thời gian đóng BHXH; TC BHXH {mã số BHXH} {từ tháng/năm} {đến tháng/năm} gửi 8079 để tra cứu thời gian đóng BHXH theo khoảng thời gian.
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?