Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách
14/08/2019 10:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc hình thành một số quỹ là cần thiết. Việc triển khai các quỹ này đạt kết quả rất tích cực, giảm tải được áp lực của chi tiêu đối với ngân sách nhà nước như Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, Quỹ BH thất nghiệp giải quyết được rất nhiều vấn đề an sinh xã hội.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh quochoi.vn
Chiều ngày 13/8, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018”.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Đức Hải báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2018; nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan phát biểu, làm rõ một số vấn đề liên quan. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát, phân tích cơ sở pháp lý, những kết quả, hạn chế trong hình thành, quản lý, sử dụng của các quỹ, chỉ ra trách nhiệm quản lý nhà nước, thảo luận về nội dung nghị quyết giám sát, đề xuất những giải pháp giải quyết.
Kết luận nội dung giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những cố gắng của Đoàn giám sát, cơ bản thống nhất với các nhận định đánh giá trong báo cáo giám sát và cho rằng việc lựa chọn chủ đề giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật với các quỹ tài chính ngoài ngân sách là chủ đề trúng, đúng và rất cần thiết để có thể tổng kết, đánh giá một cách tổng thể, toàn diện và cụ thể việc ban hành các chính sách, pháp luật của các quỹ và tình hình quản lý quỹ trong giai đoạn 2013 - 2018 vừa qua,.
Qua giám sát cho thấy, hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành tổ chức, cơ chế quản lý tài chính khá đầy đủ, được thể hiện ở một số luật, nghị định, quyết định và cả thông tư. Hệ thống pháp luật này đã tạo điều kiện để quản lý các quỹ cơ bản đúng quy định, đem lại kết quả khá tốt. Nhìn tổng thể công tác quản lý các quỹ khá tốt.
Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng các quỹ khá phức tạp. Có 18 quỹ thì ở 18 luật và thể hiện ở rất nhiều các nghị định, ở một số quyết định và thậm chí thông tư. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, đó là sự đa dạng trong chính sách tài chính cho các quỹ, tuy nhiên đây cũng có thể là lỗ hổng dẫn tới thất thoát, lãng phí nếu không có kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ.
Báo cáo giám sát cũng chỉ ra mô hình tổ chức hoạt động các quỹ tài chính khá phức tạp và có những bộ máy hiệu quả chưa cao, tăng bộ máy, tăng biên chế, tăng chi phí. Nhiệm vụ thu chi của quỹ cũng có những khoản quỹ trùng với hoạt động của ngân sách; cũng có một số quỹ không cần thiết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất với những nguyên nhân tồn tại, hạn chế mà Đoàn giám sát chỉ ra và cho rằng nguyên nhân rất quan trọng là chưa ban hành được một quy định chung để quản lý chặt chẽ các quỹ.
Về tình hình triển khai thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc hình thành một số quỹ là cần thiết. Việc triển khai các quỹ này đạt kết quả rất tích cực, giảm tải được áp lực của chi tiêu đối với ngân sách nhà nước như Quỹ BHXH, Quỹ BHYT, Quỹ BH thất nghiệp giải quyết được rất nhiều vấn đề an sinh xã hội.
Báo cáo kết quả giám sát đã chỉ ra các quỹ có nguồn thu là hình thành từ ngân sách cấp vốn điều lệ, nguồn thu thường xuyên, nhưng một số quỹ thì phần lớn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước trong khi nguồn thu tự trang trải ở một số quỹ không đáng kể. Về cơ bản các quỹ đều chi tiêu, sử dụng đúng mục đích và khá hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có những quỹ chi tiêu không hợp lý, cũng còn kẽ hở, còn lãng phí. Nhiều quỹ cũng có nguồn dư rất lớn. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý đây cũng là vấn đề cần phải rà soát ở một số quỹ, để có sự lưu thông, điều hoà nguồn lực tài chính quốc gia.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kết luận phiên giám sát. Ảnh quochoi.vn
Nhiều quỹ quản lý, tổ chức chặt chẽ, hệ thống từ trung ương đến địa phương rất chặt, nhưng cũng có những quỹ tổ chức chưa tốt, thậm chí là kiêm nhiệm. Đoàn giám sát cũng chỉ ra trách nhiệm từ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho đến khâu tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương.
Qua kết quả giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với một số kiến nghị của Đoàn giám sát và thống nhất ban hành nghị quyết giám sát để tăng cường quản lý các quỹ tài chính ngoài ngân sách, cũng như đề xuất một số hướng để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý các quỹ.
Hai là trong nghị quyết giao cho Chính phủ trên cơ sở báo cáo giám sát, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiến hành rà soát lại tất cả các quỹ, đánh giá tác động, hiệu quả của từng quỹ để trình Quốc hội rà soát, cơ cấu lại, sáp nhập, sắp xếp lại các quỹ thuộc thẩm quyền Quốc hội. Tiếp tục rà soát và cơ cấu lại các quỹ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, của bộ, ngành, địa phương. Theo đó, cương quyết loại bỏ các quỹ không hoạt động, hoặc các quỹ hoạt động nhưng kém hiệu quả và không cần thiết thì nên loại bỏ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thường vụ giao cho Chính phủ trên cơ sở đánh giá xây dựng lộ trình, báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý.
Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu để xây dựng một luật nếu thấy cần thiết, để thống nhất quản lý được các quỹ. Nghiên cứu các quy định về nguyên tắc quản lý, phân công cho bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ cơ quan giúp cho Chính phủ để thống nhất quản lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các quỹ, xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính công và tài sản công.
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giao cho Đoàn giám sát, Ủy ban Tài chính - Ngân sách chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Pháp luật, Bộ Tài chính và cơ quan chức năng của Chính phủ sẽ xây dựng nghị quyết giám sát, hoàn thành nghị quyết giám sát mang tính chất khả thi rất cao để xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, báo cáo kết quả giám sát và nghị quyết giám sát hoàn chỉnh sẽ được gửi đến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?