Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Báo chí là “cầu nối” quan trọng, hiệu quả
12/04/2019 02:15 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Năm 2018, BHXH Việt Nam tiếp tục ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông về BHXH, BHYT. Trong đó, công tác phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí được Ngành đặc biệt quan tâm, phát huy tốt vai trò “cầu nối” quan trọng của “kênh” thông tin này, mang lại những hiệu quả to lớn.
Truyền thông chủ động, rộng khắp
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, năm 2018, BHXH Việt Nam tiếp tục chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh triển khai các hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí, hướng tới các nhóm đối tượng độc giả, khán - thính giả trong cả nước.
BHXH các địa phương cũng duy trì mối quan hệ phối hợp với các cơ quan báo chí trên địa bàn tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT. Các đơn vị trong ngành BHXH luôn tạo điều kiện tối đa cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí tác nghiệp, tiếp cận thông tin về BHXH, BHYT.
Trong công tác phối hợp, BHXH Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí bằng nhiều hình thức như: Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ/đột xuất về chính sách BHXH, BHYT; duy trì việc cung cấp thông tin bằng văn bản đến các cơ quan báo chí ngay khi có thông tin mới về chính sách cũng như hoạt động nổi bật của Ngành… Định kỳ hằng năm, BHXH Việt Nam tổ chức tập huấn kiến thức về BHXH, BHYT cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách các cơ quan thông tấn, báo chí trong phạm vi cả nước.
Hội nghị Tập huấn kiến thức về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho đội ngũ phóng viên, nhà báo năm 2019
Từ sự phối hợp tích cực đó của BHXH Việt Nam, công tác thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT tiếp tục nhận được sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương. Năm 2018, đã có trên 10.000 chuyên mục, chuyên trang, tin, bài, phóng sự, tọa đàm... về BHXH, BHYT được các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh thực hiện, tăng hơn 42% so với năm 2017.
Bên cạnh các loại hình truyền thông truyền thống, BHXH Việt Nam cũng tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí như: Báo điện tử Vietnamplus, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Báo điện tử Đảng Cộng sản,... chú trọng phát huy việc đẩy mạnh các thể loại báo chí truyền thông mới. Theo đó, hàng chục các bài thông tin dưới dạng đồ họa (Infographic), bài viết theo hình thức Mega Story, đối thoại, tòa đàm trực tuyến, clip tin tức,… được thực hiện công phu mang tính trực quan, dễ dàng tiếp nhận đối với độc giả, thể hiện rõ hiệu quả trong việc đổi mới loại hình báo chí truyền thông về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp…
Tiếp tục phát huy vai trò “Cầu nối an sinh”
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh đánh giá, với sự phối hợp, đồng hành hết sức có hiệu quả của các cơ quan thông tấn, báo chí trên cả nước, những năm qua, ngành BHXH đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người tham gia, hưởng chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Sự vào cuộc chủ động, tích cực của hệ thống báo chí đã góp phần quan trọng đưa chủ trương, chính sách, pháp luật BHXH, BHYT đến với doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội. Đồng thời, từ thực tiễn hoạt động của mình, báo chí còn tích cực phản ánh nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng, Nhà nước và Ngành BHXH, giúp quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Thời gian tới, BHXH Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan thông tấn, báo chí trong truyền thông xây dựng chính sách BHXH, BHYT; đưa chính sách BHXH, BHYT đi vào cuộc sống; truyền thông về các hoạt động của Ngành BHXH… với những hình thức, nội dung phong phú, hấp dẫn hơn; trong đó, cần duy trì và phát huy hiệu quả các hình thức truyền thông truyền thống; đẩy mạnh ứng dụng các hình thức truyền thông mới; chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thông gián tiếp…
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam: "Lĩnh vực BHXH, BHYT đang có rất nhiều vấn đề cần được sự quan tâm của các nhà báo, phóng viên để tuyên truyền, định hướng"
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định, trong lĩnh vực BHXH, BHYT đang có rất nhiều vấn đề cần được sự quan tâm của các nhà báo, phóng viên để tuyên truyền, định hướng, góp ý, tìm cách tháo gỡ, giải quyết; có thể kể đến là: Hiện trạng trốn đóng, chậm đóng, chiếm đoạt BHXH đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động và sự bền vững của Quỹ BHXH. Bên cạnh đó là sự bất cập của hệ thống pháp luật liên quan đến quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH của tổ chức công đoàn, dẫn đến việc các vi phạm pháp luật BHXH, BHYT chậm được xử lý.
Ông Hiểu cũng mong muốn, các phóng viên, nhà báo quan tâm truyền thông về những vụ việc cụ thể mà công đoàn đã khởi kiện, bảo vệ thành công quyền lợi của người lao động về BHXH thời gian qua hay một số điển hình của tổ chức công đoàn làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật, thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động về BHXH, BHYT…
Chung quan điểm, ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cũng cho rằng, thực tế đang đòi hỏi, đặt ra nhiều thách thức cho công tác truyền thông về BHXH, BHYT, nhất là trong bối cảnh phát triển nhanh của mạng xã hội gây nhiễu loạn thông tin; các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT ngày càng tinh vi, phức tạp…
Vì vậy, theo ông Lợi, khi viết về lĩnh vực này các nhà báo, phóng viên cần quan tâm đến sự chính xác, kịp thời, sắc sảo, thuyết phục của tác phẩm, kể cả việc sử dụng các thuật ngữ chuyên môn liên quan đến BHXH, BHYT là hết sức cần thiết. Các cơ quan báo chí cần có thêm những kênh truyền thông chuyên biệt, hiệu quả về BHXH, BHYT cho từng đối tượng khác nhau; đồng thời cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia về ASXH để có một góc nhìn sâu sắc, đánh giá sắc sảo và sự phân tích chính xác về vài trò của BHXH, BHYT với sự phát triển của đất nước. Các cơ quan báo chí và nhà báo cũng cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi chính sách về BHXH, BHYT, xây dựng và mở rộng các kênh tương tác giữa cơ quan báo chí và công chúng báo chí về lĩnh vực BHXH, BHYT…
Nhà báo Hồ Quang Lợi: "Thực tế đang đòi hỏi, đặt ra nhiều thách thức cho công tác truyền thông về BHXH, BHYT"
“Tin tưởng rằng, với trách nhiệm và nhiệt huyết của các nhà báo, phóng viên trong công tác thông tin, truyền thông BHXH, BHYT sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về hệ thống ASXH; tiếp tục củng cố, khẳng định tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT là hết sức cần thiết trong đời sống nhân dân và người lao động; góp phần hoàn thiện mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, đặc biệt là giai đoạn hiện nay khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”- ông Lợi chia sẻ.
Phạm Chính
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bản tin Audio số 45 - Tuần 1 tháng 1/2025
BHXH các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung quyết tâm hoàn ...
BHXH TP Hà Nội đẩy mạnh 5 nhóm tiện ích trong cải cách thủ ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?