Đánh giá công nghệ y tế và kết quả bước đầu ứng dụng trong xây dựng chính sách y tế tại Việt Nam
05/10/2018 12:03 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng ngày 4/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo Đánh giá công nghệ y tế và kết quả bước đầu ứng dụng trong xây dựng chính sách y tế tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn; Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn dự Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có các chuyên gia đến từ Tổ chức HiTap, Thái Lan; BHXH Việt Nam; Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Vụ BHXH, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế...
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực theo đuổi mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe (CSSK) toàn dân. Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế sẽ giúp kiểm soát gia tăng chi phí và đồng nghĩa với việc mở rộng bao phủ với nguồn lực có tính cấp thiết hơn khi chi phí y tế ngày càng gia tăng mà nguồn kinh phí cho CSSK lại có hạn. Đánh giá công nghệ y tế (HTA) được xem là một công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hệ thống y tế với mục tiêu hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các quyết định chính sách dựa trên các bằng chứng cụ thể.
Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy, HTA có thể đóng góp quan trọng và thiết thực trong xây dựng chính sách y tế liên quan tới một số lĩnh vực ưu tiên như xây dựng góp quyền lợi CSSK phù hợp; lựa chọn thuốc và dịch vụ y tế được thanh toán BHYT; tăng cường việc sử dụng thuốc và dịch vụ y tế hợp lý, lựa chọn các phương pháp điều trị hiệu quả; xây dựng phác đồ điều trị chuẩn góp phần cải thiện chi trả của Quỹ BHYT và nhân sách nhà nước, đàm phán thuốc...
Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế triển khai các hoạt động HTA, phối hợp với các đơn vị tổ chức trong nước và quốc tế triển khai các hoạt động này gắn liền với việc xây dựng chính sách y tế. Trong thời gian qua, HTA đã có những đóng góp bước đầu trong xây dựng một số chính sách y tế quan trọng như xây dựng danh mục, điều kiện và tỷ lệ thanh toán một số dịch vụ kỹ thuật, danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán BHYT; xây dựng tiêu chí chất lượng về xử trí đột quỵ não, ứng dụng trong xây dựng chiến lược đàm phán giá thuốc và đạt được những kết quả bước đầu 0đáng khích lệ.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh, hội thảo tổ chức với mục tiêu cùng đánh giá lại các hoạt động HTA và kết quả ứng dụng trong xây dựng chính sách y tế ở Việt Nam thời gian qua, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động trong thời gian tới. Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn đề nghị, HTA là lĩnh vực mới, còn nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi nhiều nỗ lực chung của các bên liên quan để có thể phát triển mạnh mẽ, góp phần cung cấp bằng chứng kịp thời và ữu ích cho quá trình xây dựng chính sách y tế, chính vì vậy các đại biểu tham dự Hội thảo tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, đề xuất các định hướng, giải pháp khả thi, cụ thể nhằm đẩy mạnh triển khai HTA trong thời gian tới.
Tại hội thảo, các chuyên gia cùng nhau đánh giá sự cần thiết trong đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng chính sách y tế; xây dựng danh mục thuốc phạm vi thanh toán BHYT; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ não áp dụng thí điểm trong bệnh viện ở Việt Nam; ứng dụng trong đàm pán giá thuốc tại Việt Nam.
TS Nguyễn Khương Anh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cho biết, Việt Nam đang cam kết thực hiện mục tiêu bao phủ CSSK toàn dân dự trên BHYT. Trong khi đó nhu cầu CSSK tăng cao do mô hình bệnh tật chuyển đổi, già hoá dân số, sự phát triển KHCN, thông tin... và nhu cầu ngày càng cao của người dân; sự phát triển về công nghệ với ngày càng nhiều thuốc, kỹ thuật đắt tiền; sự hạn chế về nguồn lực và sử dụng nguồn lực hiệu quả tạo gánh nặng cho công tác CSSK. Chính vì vậy, đánh giá công nghệ y tế được xem là một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định trong việc xác định ưu tiên, lựa chọn, sử dụng, phân bố và quản lý các can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ, dự phòng bệnh tật, chẩn đoán và điều trị, PHCN và điều giảm nhẹ trong bối cảnh nguồn lực còn hạn hẹp.
Từ năm 2014, nhận thức được ý nghĩa, vai trò của ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong xác định ưu tiên, lựa chọn và sử dụng có hiệu quả thuốc, dịch vụ kỹ thuật trong CSSK, Viện Chiến lược và Chính sách y tế đã chủ động xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế trong xây dựng kế hoạch thực hiện HTA; kết nối, xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức y tế trong đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật phát triển hoạt động HTA.
Sau 05 năm triển khai các hoạt động HTA tại Việt Nam (từ năm 2014-2018) kết quả nhận thức về vai trò của HTA được cải thiện; xây dựng Bản kết hoạch phát triển HTA với phân công trách nhiệm rõ ràng; có được bộ tiêu chí lựa chọn chủ đề HTA; thiết lập và củng cố được mạng lưới và đội ngũ thực hiện HTA; xây dựng Bản hướng dẫn quy trình thực hiện HTA; thực hiện nghiên cứu HTA ở các mức khác nhau cho 21 thuốc, dịch vụ; HTA được quan tâm và bước đầu được sử dụng trong xây dựng và điều chỉnh chính sách.
Chia sẻ kinh nghiệm trong sử dụng kết quả đánh giá HTA từ Thái Lan, đại diện Tổ chức HiTAP (Thái Lan) cho biết, việc tạo ra bằng chứng chăm sóc y tế từ đó áp dụng vào xây dựng chính sách y tế trọng tâm là sử dụng thuốc, tiêu chuẩn chất lượng, điều chỉnh các gói y tế, chuyển đổi gói quyền lợi, các chương trình y tế cộng đồng... sử dụng trong thực tế, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng y tế hơn trong tương lai.
Chia sẻ những kết quả bước đầu ứng dụng HTA trong xây dựng danh mục thuốc BHYT tại Việt Nam, TS Hà Văn Thúy, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết, theo xu hướng chung trên thế giới thì chi phí CSSK ngày càng tăng; các quốc gia tăng cường kiểm soát tăng chi phi y tế; cùng với đó là việc sử dụng các thuốc mới và kỹ thuật cao khiến tăng chi phí cá nhân người bệnh đồng thời tăng chi phí cho hệ thống y tế nói chung cũng như BHYT nói riêng.
Theo số liệu thống kê, thuốc chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi BHYT, theo đó, năm 2010 chi phí KCB BHYT khoảng 18,681 nghìn tỷ đồng thì chi phí thuốc BHYT là 11,50 nghìn tỷ đồng chiếm 61.60% đến năm 2016 chi phí KCB BHYT tăng lên 76.34 nghìn tỷ đồng thì chi phí thuốc là 31.3 nghìn tỷ đồng, chiếm 41% và năm 2017 chi phí KCB BHYT là 97.1 nghìn tỷ đồng thì trong đó chi phí thuốc là 34.98 nghìn tỷ đồng, chiếm 34%... Do đó, việc Ban hành Danh mục thuốc BHYT là một trong những yếu tốt quan trọng hàng đầu để vận hành tốt, có hiệu quả hệ thống BHYT. Bất cứ hệ thống BHYT nào cũng đều không có khả năng bảo đảm chi trả cho tất cả các thuốc trên thị trường. Ở nhiều quốc gia, trung bình có khoảng 600 thuốc (API: hoạt chất) trong số hàng chục ngàn thuốc có trên thị trường, được đưa vào Danh mục Thuốc BHYT. HTA chính là công cụ để quyết định trong việc xây dựng Danh mục thuốc BHYT và phương thức, tỷ lệ chi trả cho thuốc./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?