Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường lao động
07/09/2018 07:57 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là một nội dung được chú ý tại Thông báo 321/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Quốc gia về Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Ngày 02 tháng 08 năm 2018, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các Ủy viên Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng, Thủ trưởng một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo Ban, Ủy ban của Trung ương, Quốc hội, các Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê; lãnh đạo các Bộ: Nội Vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội và đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi nghe Báo cáo “Sơ kết kết quả cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020” và Báo cáo “Khung chỉ tiêu giám sát, đánh giá quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 và kết quả đánh giá thí điểm giai đoạn 2016 - 2017” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các Ủy viên Ban Chỉ đạo và ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Trong bối cảnh vừa phải giải quyết các bất cập, tồn tại cố hữu của nền kinh tế đồng thời với việc tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế - xã hội, với sự nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương thời gian qua, việc triển khai cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 theo các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội đã đạt những kết quả tích cực, chất lượng tăng trưởng đi vào chiều sâu tăng lên, năng suất lao động tăng. Các trọng tâm cần cơ cấu lại của nền kinh tế như: Đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tổ chức tín dụng, ngân sách nhà nước và nợ công, đơn vị sự nghiệp công lập đều có chuyển biến rõ rệt.
Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều nội dung cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, còn phụ thuộc nhiều vào vốn thay vì đổi mới công nghệ. Giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp. Chuyển biến cơ cấu nội ngành nông nghiệp chưa rõ nét, giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp thấp, khu vực dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng. Các tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xác định rõ hơn vai trò định hướng, điều tiết, can thiệp của Nhà nước khi cần thiết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, ggiai đoạn 2018 - 2020, song song với thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, cần tiếp tục xử lý thực chất những điểm nghẽn trong nền kinh tế thông qua việc tìm kiếm, khai thác các động lực tăng trưởng mới, trong đó nhấn mạnh vai trò các động lực về thể chế, chính sách, pháp luật; kinh tế tư nhân; hội nhập kinh tế quốc tế; cách mạng công nghệ 4.0 và động lực tăng trưởng nội tại từ các trung tâm phát triển, các đô thị, đầu tàu kinh tế của đất nước như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng là trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong điều hành để triển khai thực chất, hiệu quả hơn, tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, khi đó mới bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững. Thực hiện nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong tái cơ cấu; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hơn nữa.
Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ điều hành hoạt động Ban chỉ đạo nhằm đôn đốc, thúc đẩy tháo gỡ các vướng mắc cho các bộ, ngành, địa phương bảo đảm thực hiện thực chất cơ cấu lại nền kinh tế; chỉ đạo hoàn thiện hai Báo cáo nêu trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Phiên họp này để trình Chính phủ thông qua trong Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, chuẩn bị báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo: Tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, hoàn thiện hai Báo cáo nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời hướng dẫn các bộ, cơ quan xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá cho từng đề án được Chính phủ giao quản lý, hoàn thành trước ngày 10 tháng 9 năm 2018; Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, chuẩn bị các phiên họp định kỳ Ban Chỉ đạo theo đúng Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; đôn đốc, theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ theo quy định kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án được giao của các bộ, ngành, địa phương tại Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ và tại Thông báo này.
Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ bảo đảm thực chất, hiệu quả, đúng tiến độ, trong đó lưu ý thêm một số nhiệm vụ sau: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản xử lý các vướng mắc liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Bộ Công Thương có cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân lớn, đầu tư dài hạn, tạo dựng sản phẩm thương hiệu cạnh tranh trong nước và quốc tế. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghiệp hỗ trợ trong năm 2019, thí điểm hình thành một số cụm ngành công nghiệp với các ngành công nghiệp như dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm...; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị; phát triển các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường lao động, đánh giá tình trạng thất nghiệp, xử lý vấn đề lao động trên 35 tuổi, đặc biệt là lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất, kiến nghị giải pháp xử lý.
Các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, cắt giảm, đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; xây dựng, ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá cho từng đề án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao quản lý, tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành trước 15 tháng 10 năm 2018, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?