Lồng ghép giới trong Luật BHYT là đúng đắn, góp phần bình đẳng giới, tiến bộ xã hội
08/08/2018 04:01 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vừa qua, báo cáo tại cuộc họp với Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, lồng ghép giới trong Luật BHYT là đúng đắn, góp phần bình đẳng giới, tiến bộ xã hội.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn báo cáo tại cuộc họp.
Nam giới và nữ giới bình đẳng trong phạm vi quyền lợi, tiếp cận và chi trả BHYT
Về trách nhiệm đóng BHYT cho đối tượng là người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, Luật BHYT năm 2009 có quy định đối với phụ nữ là người lao động hưởng lương được quan tâm trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, Điều 13 Luật quy định “trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con theo quy định của pháp luật về BHXH thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia BHYT liên tục để hưởng chế độ BHYT”. Theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, mặc dù đối tượng lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vẫn được cấp thẻ BHYT nhưng việc thiếu quy định đóng BHYT cho đối tượng này dẫn đến sự chia sẻ bất công bằng từ các đối tượng khác. Để giải quyết việc bảo vệ quyền lợi của người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, Luật BHYT được sửa đổi năm 2014 đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan BHXH trong việc đóng BHYT cho người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để tạo nguồn đóng BHYT cho đối tượng nghỉ thai sản và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng tham gia BHYT.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cũng nhấn mạnh, phạm vi quyền lợi BHYT được xây dựng theo hướng đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, tính chất đặc thù của người bệnh là nữ cũng được đề cập: Quyền lợi về chăm sóc thai sản, sinh đẻ và các bệnh về sản, phụ khoa khác đều thuộc phạm vi quyền lợi BHYT. Không chỉ thế, luật BHYT quy định quỹ BHYT chi trả cho “khám thai định kỳ, sinh con”, đây là một chính sách thể hiện sự quan tâm và ưu tiên bảo vệ và hỗ trợ người phụ nữ khi có thai; nam giới và nữ giới bình đẳng trong phạm vi quyền lợi, tiếp cận và chi trả BHYT đối với các dịch vụ điều trị bệnh phụ khoa, nam khoa.
Về quy định cùng chi trả, đại diện Bộ Y tế khẳng định, Luật BHYT được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã bỏ quy định cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện khó khăn; giảm mức cùng chi trả đối với người thuộc hộ cận nghèo từ 20% xuống còn 5% để tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số được chăm sóc sức khỏe.
Toàn cảnh phiên họp.
Thủ tục khám chữa bệnh người nghèo, người dân tộc thiểu số, người không giấy tờ tùy thân vẫn còn vướng mắc
Đánh giá cao việc lồng ghép bình đẳng giới trong Luật BHYT, các đại biểu tham dự cuộc họp cho rằng việc lồng ghép này đã cải thiện cả về chất lượng, quy trình và thủ tục trong công tác khám chữa bệnh và thanh toán; mở rộng quyền lợi, tạo điều kiện cho người dân nhất là các đối tượng yếu thế, người có HIV, người nghèo được được tiếp cận, thụ hưởng quyền lợi BHYT, góp phần chia sẻ gánh nặng tài chính cho người bệnh. Lồng ghép giới trong Luật BHYT là đúng đắn, góp phần bình đẳng giới, tiến bộ xã hội, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, công bằng và nhân đạo trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, thảo luận tại cuộc họp, một số đại biểu cho rằng thủ tục tham gia và khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người di động, người không giấy tờ tùy thân ở một số tỉnh vẫn còn vướng mắc. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, mặc dù quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng nhưng vẫn chỉ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, chưa bao phủ các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, y tế dự phòng…
Trên cơ sở chỉ ra được những tồn tại trên, các đại biểu đề nghị Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã, tuyến huyện, khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa thông qua việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế; quản lý các bệnh mãn tính không lây nhiễm tại xã; thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân; giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Đồng thời thực hiện tốt việc đào tạo cô đỡ thôn bản, có biện pháp thúc đẩy các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ các cô đỡ thôn bản ở các vùng khó khăn./.
PV (Theo quochoi.vn)
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bản tin Audio số 45 - Tuần 1 tháng 1/2025
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?