Đề xuất giảm nhẹ các điều kiện để DN tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp
06/06/2018 09:05 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là thông tin vừa được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba (thực trạng thị trường lao động ở nước ta hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng; các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề, dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội...) tại Phiên họp ngày 5/6, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV.
Toản cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 5/6.
Tập trung nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động
Trả lời chất vấn của đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh - Bình Thuận về giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thanh niên, nhất là số sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp với xu hướng ngày càng tăng lên và ở mức cao như hiện nay, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, để giải quyết tình trạng này, Bộ đang tập trung thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 nhằm phát triển doanh nghiệp và thị trường để tạo ra nhiều chỗ làm việc và thị trường mới cho thanh niên, sinh viên.
“Tập trung nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động làm cơ sở cung cấp nguồn nhân lực cũng là một giải pháp đang được Bộ LĐ-TB&XH tập trung triển khai. Bởi nếu chúng ta không làm tốt công tác dự báo, phát hiện cung cầu lao động thì chúng ta chỉ triển khai công tác đào tạo theo những ngành nghề nhà trường có chứ không phải tiến hành đào tạo theo nhu cầu thị trường cần”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; xây dựng đề án hỗ trợ thanh niên, sinh viên khởi nghiệp kinh doanh; tăng cường tuyên truyền giáo dục, vận động thanh niên tự tìm việc làm và không coi việc vào đại học là con đường duy nhất trong việc lập nghiệp.
Đào tạo và đào tạo lại cho NLĐ tại các doanh nghiệp FDI có nguy cơ bị sa thải
Đại biểu Trần Văn Mão - Nghệ An chất vấn: Chất lượng lao động của nước ta hiện nay còn rất thấp. Đặc biệt, trước thực tế lao động phổ thông tại các doanh nghiệp đang bị máy móc dần thay thế và yêu cầu về kỹ năng lao động ngày càng cao. Đứng trước thách thức của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết các giải pháp căn cơ để khắc phục những hạn chế, thách thức nêu trên trong thời gian tới?
Trả lời chất vấn về nội dung này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, cơ cấu lao động của nước ta còn bất cập là nguyên nhân khiến năng suất lao động thấp. Mới đây, vào ngày 02/06, Bộ LĐ-TB&XH đã báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Bộ chủ trì xây dựng Đề án để nâng cao chất lượng và điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với cách mạng 4.0, trong đó phải tập trung triển khai một số nội dung cụ thể sau: Một là, tập trung xử lý và tìm cách để giải quyết tình trạng 215.000 sinh viên và NLĐ có trình độ đại học trở lên đang thất nghiệp. Hai là, tập trung xử lý tốt vấn đề đầu vào, phân luồng mạnh với lực lượng lao động trong độ tuổi 15. Ba là, tập trung đào tạo và đào tạo lại số lao động đang làm việc nhưng có nguy cơ mất việc, nguy cơ sa thải cao, tập trung đặc biệt ở ba lĩnh vực da giày, dệt may, và công nghệ.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn tại phiên làm việc ngày 5/6.
Cùng quan tâm tới vấn đề lao động và việc làm trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đại biểu Đinh Duy Vượt - Gia Lai đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết lộ trình, và những vấn đề then chốt cần triển khai để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.
Trả lời chất vấn về nội dung này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nước ta có 11 triệu công nhân. Việc tiên quyết là phải có giải pháp để số công nhân này có thể tiếp cận những yêu cầu tối thiểu của cách mạng 4.0. Cụ thể: Đối với khu vực FDI, một là doanh nghiệp sẽ tự đào tạo cho NLĐ của doanh nghiệp, hai là Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiến hành xây dựng và triển khai Đề án đào tạo và đào tạo lại cho đối tượng công nhân của các doanh nghiệp FDI khi thất nghiệp hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp nói chung có thể đào tạo, chuyển nghề cho NLĐ khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất mà nguy cơ NLĐ bị sa thải cao hoặc không có việc làm. “Khi chúng tôi triển khai Đề án này, các nội dung sẽ được triển khai chu đáo, kể cả về công việc, về đào tạo nghề, thu nhập và các điều kiện khác”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Song song đó, áp dụng kinh nghiệm của các nước khác, Bộ LĐ-TB&XH cũng sẽ có đề nghị với Chính phủ, Quốc hội để sửa Luật Lao động theo hướng: Khi các doanh nghiệp FDI đã phát triển bền vững, sẽ tập trung tiếp nhận lực lượng lao động có đào tạo. Hiện nay, chính sách tiền lương của chúng ta đang quy định, đơn vị sử dụng lao động, khi sử dụng đối tượng lao động có trình độ đào tạo phải xếp bậc lương cao hơn và bậc lương phải chênh 7% so với đối tượng lao động phổ thông. Do đó, hầu như các doang nghiệp FDI đều e ngại tiếp nhận những lao động có đào tạo, bởi ngoài việc phải trả lương cao hơn, doanh nhiệp còn phải đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp ở mức cao hơn đối với đối tượng NLĐ có đào tạo.
Bộ trưởng Đào Ngọc dung cũng cho biết, Bộ này sẽ xin ý kiến Chính phủ để xây dựng Đề án khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên, sinh viên nhằm tạo sự tự chủ trong vấn đề việc làm cho thanh niên, góp phần tạo thêm nguồn cung một thị trường lao động năng động hơn cho xã hội.
Đã hỗ trợ 3,6 triệu lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trả lời chất vấn của đại biểu Trương Thị Bích Hạnh - Bình Dương về giải pháp để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lực từ quỹ BH thất nghiệp nhằm đảm bảo việc làm ổn định cho NLĐ, theo quy định tại Điều 47 Luật Việc làm năm 2013: "Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để duy trì việc làm cho NLĐ đang đóng BH thất nghiệp”. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện quỹ BH thất nghiệp kết dư khoảng 67.000 tỷ đồng. Và trong 10 năm qua, quỹ này đã hỗ trợ 3,6 triệu lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, đã hỗ trợ cho 132 ngàn lượt người học nghề.
Lý giải nguyên nhân vì sao thời gian vừa qua, người sử dụng lao động chưa được tiếp cận nguồn hỗ trợ từ quỹ này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, theo quy định của pháp luật các doanh nghiệp được hỗ trợ phải đảm bảo 03 điều kiện cơ bản: Thứ nhất, trong điều kiện đất nước suy giảm kinh tế; thứ hai, doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh mà NLĐ có nguy cơ bị sa thải; thứ ba, lý do bất khả kháng.
“Đây là những quy định khá khắt khe. Do đó, tới đây Bộ LĐ-TB&XH sẽ đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho nghiên cứu và áp dụng giảm nhẹ các điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ này từ nguồn quỹ BH thất nghiệp nhằm đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh và việc làm bền vững cho NLĐ”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH của Hội nghị Trung ương 7, trong đó có quán triệt việc phải hoàn thiện chính sách BH thất nghiệp theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp trong duy trì việc làm, hạn chế sa thải; tuyển dụng lao động thất nghiệp dài hạn, khó tìm việc làm;… như thông lệ các nước đang sử dụng./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?