Việt Nam hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân - không để ai lại phía sau
29/05/2018 10:44 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Từ ngày 21/5 – 26/5/2018 tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra kỳ họp lần thứ 71 Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA71). Đoàn đại biểu của Việt Nam do GS. TS. Lê Quang Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu tham dự.
Phiên họp Đại hội đồng Y tế thế giới tại Geneva, Thụy Sỹ.
Chương trình nghị sự của Kỳ họp 71 Đại Hội đồng Y tế Thế giới tập trung vào các nhóm vấn đề: Các vấn đề ưu tiên chiến lược (Thông qua Chương trình làm việc chung - GPW lần thứ 13 của WHO giai đoạn 2019-2023); ứng phó với các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp; chứng nhận hoàn thành giai đoạn chuyển đổi và sau chuyển đổi thanh toán bệnh bại liệt; sức khỏe môi trường và biến đổi khí hậu; vấn đề thiếu và tiếp cận với thuốc và vắc xin trên toàn cầu, sở hữu trí tuệ; chiến lược toàn cầu và Kế hoạch hành động (KHHĐ) về y tế công cộng; chuẩn bị cho Cuộc họp cấp cao của Đại Hội đồng LHQ về Phòng chống các bệnh không lây nhiễm và Chấm dứt bệnh lao vào 2030.
Bên cạnh đó còn các vấn đề chuyên môn khác như: Gánh nặng toàn cầu do rắn cắn; hoạt động thể chất tăng cường sức khỏe; chiến lược toàn cầu cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em và trẻ vị thành niên; tăng cường tiếp cận với công nghệ hỗ trợ; dinh dưỡng bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em; … Các vấn đề liên quan đến Chương trình ngân sách và tài chính: Kiểm toán; nhân sự. Các vấn đề quản lý và pháp lý; hợp tác trong hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức liên Chính phủ khác; thông tin về các vấn đề như KHHĐ toàn cầu về vắc xin. Các báo cáo tiến độ về các bệnh lây nhiễm; bệnh không lây nhiễm; tăng cường sức khỏe trong suốt vòng đời; hệ thống y tế; chương trình y tế khẩn cấp.
Chủ đề thảo luận chung tại Kỳ họp 71 Đại Hội đồng Y tế Thế giới năm nay là “Sức khỏe cho mọi người - Cam kết bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân”. Tại Kỳ họp, GS. TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có bài phát biểu tại phiên toàn thể của kỳ họp. Bài phát biểu đã nêu rõ nguyên tắc cốt lõi của bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là không để ai lại phía sau và sức khỏe là quyền của con người. Điều này có nghĩa là cần phải đảm bảo rằng mọi người, mọi nơi đều có thể tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu có chất lượng mà không gặp phải khó khăn về tài chính. Mỗi quốc gia, căn cứ vào bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, lịch sử và văn hóa của mình sẽ cần phải xác định phương thức hiệu quả nhất để bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Việt Nam hiện nay đáp ứng được 73% nhu cầu y tế của người dân liên quan đến các dịch vụ y tế thiết yếu, được coi là tương đối cao so với các nước khác trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khoảng 19% hộ gia đình báo cáo chi tiêu nhiều hơn 10% thu nhập của họ cho các dịch vụ y tế - một mức mà WHO coi là khó khăn tài chính không hợp lý. Do đó, Việt Nam đang thiết kế lại các hệ thống cung cấp dịch vụ y tế tại cơ sở để có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc lồng ghép, cùng với việc phân bổ tài chính hợp lý để giảm thiểu tỷ lệ này.
Thứ trưởng Lê Quang Cường cũng nhấn mạnh cam kết chính trị của các quốc gia là một yếu tố thiết yếu góp phần vào việc thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tháng 10/2017, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới với những mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là mục tiêu tổng thể trong Nghị quyết chính trị quan trọng nhất này.
Thứ trưởng Lê Quang Cường cũng chia sẻ 3 hoạt động cụ thể của Việt Nam cam kết thực hiện trong 12 tháng tới nhằm hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, đó là: Tăng số trạm y tế xã thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm lên 75% cuối năm 2019, 95% năm 2025, 100% năm 2030 (hiện tại tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp được quản lý tại cơ sở y tế chỉ có 13,6%, tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế là 28,9%); mở rộng diện bao phủ BHYT từ 86,4% năm 2017 lên 88,5% vào cuối năm 2018, tăng nguồn tài chính công cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; huy động nguồn lực từ thuế đối với hàng hóa có hại đối với sức khỏe: thuốc lá và rượu.Tăng ngân sách công, đặc biệt là quỹ BHYT để phân bổ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (hướng tới mục tiêu chi cho CSSKBĐ chiếm 30% trong tổng chi tiêu cho y tế).
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự sự kiện Walk The Talk.
Nhân dịp tham dự Kỳ họp 71 Đại Hội đồng Y tế Thế giới, trước thềm kỳ họp, đoàn đại biểu Việt Nam và Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã tham gia hoạt động chạy và đi bộ và chạy (Walk the Talk) do WHO khởi xướng nhằm hướng ứng Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập WHO và nhằm tăng cường các hoạt động thể chất nhằm nâng cao sức khỏe. Đoàn Việt Nam đã chọn khẩu hiệu: “Việt Nam: Hướng tới Bao phủ Chăm sóc Sức khỏe Toàn dân” làm chủ đề cho hoạt động này. Sự kiện đã thu hút được sự tham gia tích cực của tất cả các quốc gia thành viên WHO, tạo dựng được không khí sôi động, lành mạnh và đoàn kết giữa các quốc gia và WHO vì một thế giới khỏe mạnh và năng động./.
PV (Theo moh.gov.vn)
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?