Quan hệ lao động đã có nhiều thay đổi: Tiền lương được đưa ra thông qua thương lượng, đối thoại
10/05/2018 10:05 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 9/5, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam đồng tổ chức hội thảo Tham vấn báo cáo quan hệ lao động năm 2017. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, Giám đốc ILO tại Việt Nam Chang-Hee Lee đồng chủ trì hội thảo.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát hiểu chỉ đạo tại hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp khẳng định, báo cáo quan hệ lao động rất quan trọng trong thời điểm hiện nay. Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động, tham gia CPTPP và đang kỳ vọng hiệp định thương mại Việt Nam - EU sẽ được ký kết. Khi tham gia những hiệp định này, lao động luôn là vấn đề được quan tâm. Trong bối cánh hiện nay, rất nhiều vấn đề quan hệ lao động cần đổi mới. Báo cáo quan hệ lao động năm 2017 là dịp để nhận diện lại quan hệ lao động hiện nay khi Việt Nam chuẩn bị bước sang chương mới. Sau 20 năm, quan hệ lao động ở Việt Nam đã phát triển khác với trước vì thế cần có những thay đổi để đáp ứng quá thực tiễn.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, Hội nghị Trung ương 7 đang bàn về 2 đề án lớn: Đề án cải cách tiền lương và Đề án cải cách BHXH. “Nếu như trước đây quan niệm tiền lương là giá cả của sức lao động thì nay qua thực tiễn hoạt động, các doanh nghiệp cho rằng tiền lương là cạnh tranh, phúc lợi mới là quan trọng, thưởng lớn để khuyến khích sáng tạo. Tiền lương hiện nay bao gồm cả đào tạo để nâng cao năng suất lao động. Tiền lương được đưa ra thông qua thương lượng, đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng, trong tương lai, bên cạnh tổ chức công đoàn, sẽ có những tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hài hòa quyền lợi giữa doanh nghiệp và người lao động để cùng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
Giám đốc ILO tại Việt Nam Chang-Hee Lee cho rằng, quan hệ lao động thay đổi hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Báo cáo lao động hàng năm xác định xu hướng chính để các cơ quan hiểu thấu đáo và xử lý những vấn đề này. Tại một số địa phương, một số ngành ở Việt Nam, đình công gia tăng nhưng tại một số địa phương, một số ngành đình công đã giảm xuống…
Quan hệ lao động tại Việt Nam đã thay đổi.
Trình bày dự thảo Báo cáo quan hệ lao động năm 2017, Phó Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) Lê Xuân Thành cho biết, tính đến ngày 01/01/2017, cả nước có 22,9 triệu người làm việc theo hợp đồng lao động. Trong đó, có 8 triệu người được tham gia BHXH chiếm 35% số người có quan hệ lao động. Ông Thành nhận xét, lực lượng lao động trong doanh nghiệp tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng 5,1%. Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 65%. Lực lượng lao động chủ yếu xuất thân từ lao động nông nghiệp và nông thôn. Chỉ có 22% tỷ lệ lao động qua đào có chứng chỉ nghề nghiệp. Công đoàn có vai trò đại diện người lao động nhưng hiện nay mới chỉ có gần 6,8 triệu đoàn viên công đoàn. Cả nước có 505 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động và phần lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ, dưới 10 lao động (chiếm 74%). Người sử dụng lao động là người chủ động trong quan hệ lao động nên có nhiều lợi thế trong quan hệ lao động.
Đánh giá những thách thức về quan hệ lao động trong thời gian tới, dự thảo báo cáo quan hệ lao động năm 2017 chỉ ra đó là nguy cơ mất việc làm của người lao động ngày càng cao do cách mạng công nghệ 4.0. Xu hướng lao động làm việc không trọn ngày, không trọn tháng sẽ gia tăng. Trong thời gian tới, công đoàn không còn là tổ chức duy nhất của người lao động mà sẽ có nhiều tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp dẫn đến có sự cạnh tranh không lành mạnh và tranh chấp giữa các tổ chức xảy ra thường xuyên. Trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì người sử dụng lao động chiếm ưu thế hơn.
Về giải pháp, dự thảo Báo cáo quan hệ lao động năm 2017 chỉ ra, đối với người lao động cần đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, tác phong công nghiệp. Tạo điều kiện để các tổ chức của người lao động hoạt động bình đẳng đúng pháp luật và mang lại hiệu quả thiết thực trong quan hệ lao động. Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động cần nâng cao nhận thức về quan hệ lao động và quyền được tham gia tổ chức đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động. Đối với Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra lao động, bảo đảm việc thực thi pháp luật lao động được thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, hoàn thiện mô hình quản lý Nhà nước về quan hệ lao động./.
Theo Dân sinh
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?