Nối mạng hệ thống nhà thuốc: Vừa kiểm soát giá thuốc, vừa kiểm soát chất lượng thuốc
04/05/2018 04:02 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đến cuối năm 2018 việc nối mạng hệ thống nhà thuốc sẽ được triển khai đồng loạt ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước để góp phần giám sát việc bán thuốc theo đơn, kiểm soát giá thuốc và chất lượng thuốc.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Phúc sáng ngày 3/5 về việc triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã cho biết, Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn thực hiện trong giai đoạn 2017-2020. Trước khi nhân rộng toàn quốc vào năm 2020, Bộ Y tế hiện đã triển khai thí điểm tại 4 tỉnh thành gồm Nam Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Đề án có mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn, trọng tâm là kháng sinh, qua đó góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý. Phấn đấu đến năm 2020, đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, trong Thông tư 02 của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành từ cuối tháng 3/2018 đã nêu rất rõ lộ trình. Đến năm 2020, tất các nhà thuốc phải hoàn thành nối mạng. Đến đầu năm 2021 tất cả các quầy thuốc phải nối mạng. Sau đó đến các tủ thuốc tại trạm y tế xã. Về Đề án kê đơn và bán thuốc theo đơn, đến năm 2020 thì 100% kháng sinh phải bán thuốc theo đơn và 100% nhà thuốc bệnh viện, phòng khám công lập phải bán thuốc theo đơn. Các tại các cơ sở y tế ngoài công lập thì tỷ lệ này là 80%.
Hiện Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã thí điểm triển khai ứng dụng kết nối phần mềm quản lý nhà thuốc tại 12 nhà thuốc của tỉnh Phú Thọ và đang triển khai tại Hưng Yên, Nam Định, với danh mục gồm 22.000 loại thuốc. Nối mạng hệ thống nhà thuốc không chỉ kiểm soát việc kê đơn thuốc, bán thuốc theo đơn mà còn góp phần kiểm soát được giá thuốc, việc thu hồi thuốc và hạn chế được tình trạng kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc tại các nhà thuốc.
“Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn là nhiệm vụ rất cấp bách. Nếu chậm thì người dân và ngành y tế sẽ chịu hậu quả nặng nề do sử dụng kháng sinh không hợp lý. Trong nhiều năm qua, thế giới không phát minh ra được kháng sinh mới, tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nặng nề”- Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh
Cũng tại buổi làm việc ở Vĩnh Phúc về vấn đề kê đơn thuốc, Thứ trưởng Trương Quốc Cường đánh giá cao những nỗ lức của tỉnh trong triển khai thí điểm Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020”. Thứ trưởng nhấn mạnh, việc đẩy mạnh ứng dụng nối mạng công nghệ để quản lý hoạt động của nhà thuốc có rất nhiều cái lợi.
Phần mềm quản lý việc kê đơn chỉ cho phép tất cả những thuốc đã quản lý trong phần mềm mới được bày bán, như vậy vừa quản lý được chất lượng thuốc, tránh được thuốc giả và thuốc kém chất lượng tràn vào và kiểm soát được giá thuốc. Phần mềm này cũng sẽ quản lý được việc bán và dùng kháng sinh bừa bãi của cả người bán lẫn người mua thuốc. Đặc biệt giúp hạn chế được tình trạng một người bán hàng chỉ có trình độ sơ cấp hay trung cấp dược mà tự tự ý tư vấn bán thuốc kháng sinh cho người mua, theo kiểu gợi ý đổi loại thuốc, tên thuốc vì cửa hàng mình không có loại kháng sinh đã kê đơn như hiện nay
Thứ trưởng Trương Quốc Cường cũng cho biết sắp tới, Bộ Y tế sẽ tiến hành kiểm tra các nhà thuốc, nếu qua kiểm tra phát hiện nhà thuốc nào đang bày bán thuốc không có nguồn gốc xuất xứ thì sẽ vào kho kiểm tra ngay vì hiện nay có tình trạng thuốc xách tay đang bày bán khá nhiều, một là nhập lậu, hai là hàng giả, không rõ nguồn gốc...
Theo Bộ Y tế việc kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn mang lại nhiều lợi ích cho cả ngành y tế và người dân.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh có đến hơn 1.000 cơ sở bán lẻ thuốc, nhiều cơ sở quy mô nhỏ, trong đó có 150 nhà thuốc. Tình trạng bán thuốc kê đơn không cần toa còn phổ biến, để tối đa hóa lợi nhuận người bán sẵn sàng bán các loại thuốc theo yêu cầu của khách hàng.
Trong khi đó, việc thanh kiểm tra còn hạn chế do thiếu nhân lực. Mức xử phạt cũng chưa đủ sức răn đe, ví dụ hành vi bán thuốc bắt buộc phải có đơn như kháng sinh mà không có toa của bác sĩ chỉ bị phạt 200.000-500.000 đồng. Bên cạnh đó, người dân có thói quen tự ý mua thuốc sử dụng, ngại đi khám vì sợ tăng chi phí, mất thời gian.
Tỉnh Vĩnh Phúc thí điểm can thiệp trước tiên tại thị xã Phúc Yên, đã tập huấn phần mềm quản lý nhà thuốc kết nối toàn quốc. Trước khi triển khai, ngành y tế khảo sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn gồm đánh giá đơn thuốc; kê đơn ngoại trú; nhận thức người bán, người mua...
Theo Báo SK&ĐS
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?